(ĐN) – Theo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 287 điểm bán thực phẩm an toàn, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: thịt heo, thịt gà, trứng, sản phẩm chế biến từ thịt, rau quả, nấm…
(ĐN) – Theo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 287 điểm bán thực phẩm an toàn, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: thịt heo, thịt gà, trứng, sản phẩm chế biến từ thịt, rau quả, nấm…
Ngày càng đông doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại của Đồng Nai tham gia chuỗi sản xuất an toàn. Ảnh: Cơ sở giết mổ an toàn Thy Thọ tại TP.Long Khánh. |
Hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn ngày càng thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và tổ hợp tác…Cụ thể, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp, 34 cơ sở giết mổ, 95 trang trại, 5 hợp tác xã…tham gia mở các điểm kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Các điểm bán thực phẩm an toàn không chỉ tập trung ở khu vực đô thị mà ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn.
Hoạt động kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản cũng được các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thường xuyên. Cụ thể, trong năm 2019, riêng ngành nông nghiệp đã tổ chức 2 đợt kiểm tra 66 cơ sở sản xuất. Kết quả, 35 cơ sở xếp loại A, 26 cơ sở xếp loại B, số cơ sở xếp loại C chỉ chiếm gần 7,6%.
Bình Nguyên