Báo Đồng Nai điện tử
En

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

09:10, 25/10/2019

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, sáng 25-10, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, sáng 25-10, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, dự án luật được tiếp thu, giải trình và chỉnh lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau như: việc quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập các tổ chức hành chính; quy định số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong Luật Tổ chức chính phủ; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, mô hình tổ chức chính quyền địa phương…

Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, qua thảo luận cho thấy đa số đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật và nhiều nội dung của dự thảo luật. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo, nghiên cứu để chỉnh lý một số nội dung trong dự án luật.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội được tổng hợp và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, trong đó có một số vấn đề mới đặt ra như quyền giải trình của các ban của HĐND; cân nhắc hợp lý về thời điểm có hiệu lực của luật để phù hợp với tiến trình đại hội Đảng các cấp và bầu cử khóa mới.

Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này.

B.H

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích