(ĐN) - Ngày 1-9, Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý và giáo dục (Aripes) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề Trầm cảm - Nhận biết và chiến lược điều trị.
(ĐN) - Ngày 1-9, Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý và giáo dục (Aripes) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề "Trầm cảm - Nhận biết và chiến lược điều trị".
PGS-TS.Nguyễn Văn Thọ, chuyên gia về tâm thần học, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Trưởng khoa Y – dược Trường đại học Văn Lang chia sẻ những điều cần biết về bệnh trầm cảm tại hội thảo. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe PGS-TS. Nguyễn Văn Thọ, chuyên gia về tâm thần học, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Trưởng khoa Y – dược Trường đại học Văn Lang và TS.Lê Minh Công (chuyên gia về tâm lý lâm sàng), nguyên Phó trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, giảng viên Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) thông tin, phân tích và bổ sung kiến thức chung về căn bệnh trầm cảm như: nguyên nhân gây trầm cảm, các yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm, biểu hiện, dự phòng và chiến lược điều trị đối với bệnh trầm cảm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là một rối loạn nội khoa phổ biến chứ không đơn thuần là một biểu hiện về tâm lý. Dự báo, đến năm 2020, trầm cảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng đầu trên thế giới (chỉ sau bệnh tim mạch). Theo các thống kê của Bộ Y tế, năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, công việc, học tập, mối quan hệ...của người bệnh.
Đối tượng có nguy cơ trầm cảm cao là phụ nữ, người mà thời thơ ấu thiếu quan hệ gắn bó với cha mẹ, thiếu mối quan hệ tin cậy và nhóm người có mối quan hệ gia đình không vừa ý…
Hạnh Dung