Sau 13 ngày xét xử và 5 ngày nghị án, sáng 30-11, Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tuyên án đối với 92 bị cáo trong vụ án đường đây đánh bạc ngàn tỷ qua mạng.
Sau 13 ngày xét xử và 5 ngày nghị án, sáng 30-11, Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tuyên án đối với 92 bị cáo trong vụ án đường đây đánh bạc ngàn tỷ qua mạng.
Trong đó, Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Phan Văn Vĩnh phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” tuyên phạt bị cáo Vĩnh 9 năm tù. Hình phạt bổ sung bị cáo Vĩnh 100 triệu đồng.
Cùng tội danh, Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Hóa mức án 10 năm tù. Hình phạt bổ sung bị cáo Hóa 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch Công ty CNC) 5 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc," 5 năm tù về tội "Rửa tiền." Tổng hình phạt Dương chịu mức án 10 năm tù.
Bị cáo Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online) bị tuyên 2 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc", 3 năm tù về tội "Rửa tiền". Tổng hình phạt, bị cáo Nam chịu mức án 5 năm tù.
Theo Hội đồng xét xử, vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội, có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan được Nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Nguyễn Văn Dương có vai trò quan trọng nhất trong vụ án này. Với tội "Tổ chức đánh bạc", Dương là người chủ mưu cầm đầu nhóm bị cáo tội này. Dương đứng đầu Công ty CNC, nhận lời hợp tác với Phan Sào Nam để vận hành đường dây đánh bạc qua mạng. Bị cáo Dương hoàn toàn nhận thức được hệ thống đánh bạc qua mạng là bất hợp pháp nhưng vẫn vận hành đường dây, đồng thời đã sử dụng nhiều cách để hợp thức hóa tài sản phạm pháp và rửa tiền.
Cũng theo Hội đồng xét xử, bị cáo Phan Văn Vĩnh là người cầm đầu, chỉ huy Nguyễn Thanh Hóa trong việc tạo điều kiện, bao che đường dây tổ chức đánh bạc. Bị cáo Vĩnh còn có hành vi che giấu với cấp trên, tìm cách cho game bài hoạt động trái phép, xóa dấu vết, hợp thức hóa khi cơ quan Thanh tra tiến hành kiểm tra. Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa đã không thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, việc đề xuất thành lập Công ty CNC là trái với quy định; ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tổ chức đánh bạc, bao che cho hành vi này, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý; không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an; chậm báo cáo và báo cáo không trung thực với lãnh đạo Bộ Công an để che giấu hành vi sai phạm của Công ty CNC.
Cũng trong phần tuyên án, Tòa xử phạt các bị cáo đồng phạm với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam trong đường dây đánh bạc qua mạng.
Các bị cáo khác chịu mức án tương xứng với hành vi vi phạm pháp luật, mức độ gây hậu quả liên quan đến các nhóm tội danh: “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền”.
Xét xử không có ngoại lệ, không có vùng đặc quyền
Bản án tuyên án 92 bị cáo trong vụ án này dài gần 400 trang. Chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương cho biết do nội dung vụ án, phần luận tội của Viện Kiểm sát, lý lịch các bị cáo đã rõ nên Hội đồng xét xử sẽ công bố lại.
Nhận định chung về vụ án, Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh, vụ án có quy mô rộng, số lượng bị cáo lớn, mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có cả các bị cáo công tác trong cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong vụ án này, các tội phạm đều nhận thức hậu quả và hành vi phạm tội nhưng vẫn cố ý thực hiện với mục đích vụ lợi cá nhân và những mục đích khác, xâm phạm các khách thể, quyền sở hữu cá nhân, vi phạm các chế định được pháp luật bảo vệ.
Dù vụ án có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều người khác nhau, nhưng cần làm rõ nguyên tắc "làm rõ đến đâu, xử lý tới đó", mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện. Vụ án đưa ra xét xử hai bị cáo từng có cương vị cao trong cơ quan pháp luật về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong giai đoạn 2 của vụ án thể hiện sự kiên quyết trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện, với tinh thần không có ngoại lệ, không có vùng đặc quyền.
Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với 2 bị cáo là những người từng đạt nhiều thành tích trong giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội là điều không mong muốn nhưng vẫn phải trừng trị nghiêm minh, thể hiện sự bình đẳng của pháp luật không phân biệt thành phần địa vị xã hội.
Trong vụ án này, hầu hết các bị cáo đều cảm thấy ân hận, thấm thía về hành vi mình đã làm. Họ mong tòa xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ, cho mình mức án nhẹ nhất để sớm trở về với gia đình, xã hội, tiếp tục cống hiến tài năng cho đất nước./.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa lĩnh án 10 năm tù, và Phan Văn Vĩnh lĩnh án 9 năm tù. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN) |
Cùng tội danh, Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Hóa mức án 10 năm tù. Hình phạt bổ sung bị cáo Hóa 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch Công ty CNC) 5 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc," 5 năm tù về tội "Rửa tiền." Tổng hình phạt Dương chịu mức án 10 năm tù.
Bị cáo Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Công ty VTC Online) bị tuyên 2 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc", 3 năm tù về tội "Rửa tiền". Tổng hình phạt, bị cáo Nam chịu mức án 5 năm tù.
Theo Hội đồng xét xử, vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội, có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan được Nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Nguyễn Văn Dương có vai trò quan trọng nhất trong vụ án này. Với tội "Tổ chức đánh bạc", Dương là người chủ mưu cầm đầu nhóm bị cáo tội này. Dương đứng đầu Công ty CNC, nhận lời hợp tác với Phan Sào Nam để vận hành đường dây đánh bạc qua mạng. Bị cáo Dương hoàn toàn nhận thức được hệ thống đánh bạc qua mạng là bất hợp pháp nhưng vẫn vận hành đường dây, đồng thời đã sử dụng nhiều cách để hợp thức hóa tài sản phạm pháp và rửa tiền.
Cũng theo Hội đồng xét xử, bị cáo Phan Văn Vĩnh là người cầm đầu, chỉ huy Nguyễn Thanh Hóa trong việc tạo điều kiện, bao che đường dây tổ chức đánh bạc. Bị cáo Vĩnh còn có hành vi che giấu với cấp trên, tìm cách cho game bài hoạt động trái phép, xóa dấu vết, hợp thức hóa khi cơ quan Thanh tra tiến hành kiểm tra. Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa đã không thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, việc đề xuất thành lập Công ty CNC là trái với quy định; ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tổ chức đánh bạc, bao che cho hành vi này, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý; không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an; chậm báo cáo và báo cáo không trung thực với lãnh đạo Bộ Công an để che giấu hành vi sai phạm của Công ty CNC.
Cũng trong phần tuyên án, Tòa xử phạt các bị cáo đồng phạm với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam trong đường dây đánh bạc qua mạng.
Các bị cáo khác chịu mức án tương xứng với hành vi vi phạm pháp luật, mức độ gây hậu quả liên quan đến các nhóm tội danh: “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền”.
Xét xử không có ngoại lệ, không có vùng đặc quyền
Bản án tuyên án 92 bị cáo trong vụ án này dài gần 400 trang. Chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương cho biết do nội dung vụ án, phần luận tội của Viện Kiểm sát, lý lịch các bị cáo đã rõ nên Hội đồng xét xử sẽ công bố lại.
Nhận định chung về vụ án, Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh, vụ án có quy mô rộng, số lượng bị cáo lớn, mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có cả các bị cáo công tác trong cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong vụ án này, các tội phạm đều nhận thức hậu quả và hành vi phạm tội nhưng vẫn cố ý thực hiện với mục đích vụ lợi cá nhân và những mục đích khác, xâm phạm các khách thể, quyền sở hữu cá nhân, vi phạm các chế định được pháp luật bảo vệ.
Dù vụ án có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều người khác nhau, nhưng cần làm rõ nguyên tắc "làm rõ đến đâu, xử lý tới đó", mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện. Vụ án đưa ra xét xử hai bị cáo từng có cương vị cao trong cơ quan pháp luật về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong giai đoạn 2 của vụ án thể hiện sự kiên quyết trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện, với tinh thần không có ngoại lệ, không có vùng đặc quyền.
Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với 2 bị cáo là những người từng đạt nhiều thành tích trong giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội là điều không mong muốn nhưng vẫn phải trừng trị nghiêm minh, thể hiện sự bình đẳng của pháp luật không phân biệt thành phần địa vị xã hội.
Trong vụ án này, hầu hết các bị cáo đều cảm thấy ân hận, thấm thía về hành vi mình đã làm. Họ mong tòa xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ, cho mình mức án nhẹ nhất để sớm trở về với gia đình, xã hội, tiếp tục cống hiến tài năng cho đất nước./.
XUÂN TÙNG-ĐÀO AN (TTXVN/VIETNAM+)