(ĐN) - Sáng 7-11, Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh.
(ĐN) - Sáng 7-11, Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh.
Ra mắt các Trung tâm hòa giải, đối thoại |
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hồng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Ban cán sự Đảng, Phó chánh án TAND tối cao cho biết, trong những năm qua, các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tiếp tục có xu hướng tăng mạnh, số lượng các vụ án phải thụ lý, giải quyết tăng hơn nhiều so với các năm.
Theo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, việc hoạt động thí điểm về hòa giải và đối thoại trong giải quyết các vụ án có ý nghĩa rất quan trọng, do đó địa phương phải quan tâm, ủng hộ và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Lãnh đạo tòa án các cấp phải chủ động, tích cực, sâu sát trong việc xử lý các khó khăn, vướng mắc; các hòa giải viên, đối thoại viên cần tích cực nghiên cứu, áp dụng những kỹ năng, quy trình hòa giải để tiến hành hòa giải đối thoại đạt hiệu quả.
Tại Đồng Nai, Tòa án nhân dân tỉnh đã thành lập 5 Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án cấp huyện (TP.Biên Hòa, TX.Long Khánh, Trảng Bom, Định Quán, Long Thành) và 1 trung tâm cấp tỉnh với 5-7 thành viên. Giám đốc các trung tâm là chánh án hoặc phó chánh án, các hòa giải viên, đối thoại viên là những thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chuyên viên pháp lý trong cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thi hành án, các cơ quan Đảng và Nhà nước đã nghỉ hưu hoặc luật sư, luật gia, hội thẩm nhân dân và những người có kiến thức pháp luật…
Tố Tâm