Chiều ngày 15-11, với tỷ lệ 91,55% phiếu tán thành, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước đã chính thức được Quốc hội thông qua. Sau khi được Quốc hội thông qua, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2020.
Chiều ngày 15-11, với tỷ lệ 91,55% phiếu tán thành, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước đã chính thức được Quốc hội thông qua. Sau khi được Quốc hội thông qua, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2020.
Trước khi thông qua toàn bộ nội dung Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Quốc hội đã bỏ phiếu riêng với Điều 7 và Điều 9.
Điều 7 về phạm vi bí mật nhà nước quy định thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Có 439 đại biểu chiếm 90,52% đại biểu tán thành với quy định tại điều 7 và 4 đại biểu không tán thành, chiếm 0,82%.
Đối với Điều 9 về Ban hành Danh mục bí mật nhà nước, có 442 đại biểu tán thành, chiếm 91,13%.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cho biết, đối với Điều 7 về phạm vi bí mật nhà nước, phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được ban hành sẽ là văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
“Đối với một số luật có nội dung liên quan đến việc công khai thông tin, Uỷ ban Thường vụ của Quốc hội đã chỉ đạo rà soát và thấy rằng, một số luật có quy định cụ thể những thông tin cần được công khai dựa trên nguyên tắc “chỉ công khai các thông tin không thuộc bí mật nhà nước” hoặc đã có quy định loại trừ các trường hợp thông tin là bí mật nhà nước,” ông Võ Trọng Việt cho hay.
Theo ông Võ Trọng Việt, trên thực tế, việc công khai thông tin cần được xác định theo những giai đoạn nhất định; trong đó có những thông tin đang trong quá trình xây dựng hoặc liên quan đến quá trình xây dựng, hình thành thông tin thì cần giữ bí mật để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Điều 9 về ban hành danh mục bí mật nhà nước được xây dựng theo hướng không quy định danh mục bí mật nhà nước là văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong việc lập và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
“Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành danh mục cụ thể về bí mật nhà nước theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, như vậy không phải tất cả các thông tin trong các lĩnh vực này đều là mật. Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ bí mật của một số nước cũng có quy định tương tự về phạm vi bí mật nhà nước,” ông Võ Trọng Việt nói./.
Kết quả bỏ phiếu thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Điều 7 về phạm vi bí mật nhà nước quy định thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Có 439 đại biểu chiếm 90,52% đại biểu tán thành với quy định tại điều 7 và 4 đại biểu không tán thành, chiếm 0,82%.
Đối với Điều 9 về Ban hành Danh mục bí mật nhà nước, có 442 đại biểu tán thành, chiếm 91,13%.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cho biết, đối với Điều 7 về phạm vi bí mật nhà nước, phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được ban hành sẽ là văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
“Đối với một số luật có nội dung liên quan đến việc công khai thông tin, Uỷ ban Thường vụ của Quốc hội đã chỉ đạo rà soát và thấy rằng, một số luật có quy định cụ thể những thông tin cần được công khai dựa trên nguyên tắc “chỉ công khai các thông tin không thuộc bí mật nhà nước” hoặc đã có quy định loại trừ các trường hợp thông tin là bí mật nhà nước,” ông Võ Trọng Việt cho hay.
Theo ông Võ Trọng Việt, trên thực tế, việc công khai thông tin cần được xác định theo những giai đoạn nhất định; trong đó có những thông tin đang trong quá trình xây dựng hoặc liên quan đến quá trình xây dựng, hình thành thông tin thì cần giữ bí mật để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Điều 9 về ban hành danh mục bí mật nhà nước được xây dựng theo hướng không quy định danh mục bí mật nhà nước là văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong việc lập và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
“Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành danh mục cụ thể về bí mật nhà nước theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, như vậy không phải tất cả các thông tin trong các lĩnh vực này đều là mật. Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ bí mật của một số nước cũng có quy định tương tự về phạm vi bí mật nhà nước,” ông Võ Trọng Việt nói./.
Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước: Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Khoản 1, Điều 7 quy định bí mật thông tin về chính trị gồm:
a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;
b) Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
c) Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội.
(Theo VIETNAM+)