Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Luật Công an nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015. Thực hiện quy định của Luật này, tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân đã từng bước đi vào ổn định và thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Luật định, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, vi phạm pháp luật...
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn mới đòi hòi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, trong đó việc sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân năm 2014 là cần thiết.
Phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: dự án Luật Chăn nuôi và dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Dự thảo Luật Chăn nuôi đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, luật hóa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi được thực hiện tương đối ổn định trong thời gian qua.
Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp này gồm 8 chương, 65 điều, quy định về quản lý trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi động vật cảnh và động vật bán hoang dã gây nuôi, chế biến, xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi./.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) |
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn mới đòi hòi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, trong đó việc sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân năm 2014 là cần thiết.
Phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: dự án Luật Chăn nuôi và dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Dự thảo Luật Chăn nuôi đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, luật hóa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi được thực hiện tương đối ổn định trong thời gian qua.
Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp này gồm 8 chương, 65 điều, quy định về quản lý trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi động vật cảnh và động vật bán hoang dã gây nuôi, chế biến, xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi./.
QUỲNH HOA (TTXVN/VIETNAM+)