Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 14/6, Quốc hội làm việc cả ngày tại Hội trường, biểu quyết thông qua 2 dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, Luật Đo đạc và bản đồ; thảo luận về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật Chăn nuôi.
Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 14/6, Quốc hội làm việc cả ngày tại Hội trường, biểu quyết thông qua 2 dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, Luật Đo đạc và bản đồ; thảo luận về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật Chăn nuôi.
Trong phiên làm việc sáng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao và thảo luận dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Dự thảo Luật đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến vào sáng 31/5, trong đó các ý kiến tập trung thảo luận về các quy định: Thể dục, thể thao quần chúng; giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; thể thao thành tích cao; thể thao chuyên nghiệp; cơ sở thể thao; đất đai dành cho thể dục, thể thao; đặt cược thể thao và một số nội dung khác.
Luật Công an nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015.
Thực hiện quy định của Luật này, tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân đã từng bước đi vào ổn định và thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Luật định, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh trật tự; góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn mới, đòi hòi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, trong đó việc sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân năm 2014 là cần thiết.
Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Dự thảo Luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận chiều 1/6. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ.
Dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung nguyên tắc hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phù hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Thời gian còn lại của phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận dự án Luật Chăn nuôi.
Luật được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và khoảng trống pháp luật trong hoạt động chăn nuôi hiện nay, bảo vệ quyền và nâng cao trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi./.
(Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN) |
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Dự thảo Luật đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến vào sáng 31/5, trong đó các ý kiến tập trung thảo luận về các quy định: Thể dục, thể thao quần chúng; giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; thể thao thành tích cao; thể thao chuyên nghiệp; cơ sở thể thao; đất đai dành cho thể dục, thể thao; đặt cược thể thao và một số nội dung khác.
Luật Công an nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015.
Thực hiện quy định của Luật này, tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân đã từng bước đi vào ổn định và thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Luật định, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh trật tự; góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn mới, đòi hòi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, trong đó việc sửa đổi, bổ sung Luật Công an nhân dân năm 2014 là cần thiết.
Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Dự thảo Luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận chiều 1/6. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ.
Dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung nguyên tắc hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phù hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Thời gian còn lại của phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận dự án Luật Chăn nuôi.
Luật được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và khoảng trống pháp luật trong hoạt động chăn nuôi hiện nay, bảo vệ quyền và nâng cao trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi./.
QUỲNH HOA (TTXVN/VIETNAM+)