Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 25/5 và sáng 26/5, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 2017...
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 25/5 và sáng 26/5, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 và Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Phiên họp quan trọng này được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Tại phiên khai mạc kỳ họp sáng 21/5, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội Báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.” Báo cáo tập trung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm 2018.
Báo cáo nêu rõ nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô ổn định; các ngành chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Việt Nam đã làm và nỗ lực xử lý được nhiều việc nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục dành thời gian, nguồn lực và tập trung khắc phục.
Về định hướng chỉ đạo điều hành trong thời gian tới, Báo cáo nhấn mạnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ, nhất là năm 2017 và những tháng đầu năm 2018; quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả;” tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; không chủ quan trong chỉ đạo điều hành, chủ động theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chủ động nghiên cứu, có chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018, tạo đà cho phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Trong phiên họp tại Tổ thảo luận nội dung này, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những thành tựu toàn diện về kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2017 nhưng cũng nêu lên những lo ngại về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.
Nhiều ý kiến thẳng thắn về các vấn đề còn gây bức xúc trong xã hội, đề xuất những giải pháp căn bản đối với các vấn đề an sinh xã hội như cần tạo hành lang pháp lý bảo vệ nhân viên y tế, xử lý nghiêm các vụ vi phạm an toàn thực phẩm.../.
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Tại phiên khai mạc kỳ họp sáng 21/5, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội Báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.” Báo cáo tập trung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm 2018.
Báo cáo nêu rõ nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô ổn định; các ngành chủ yếu đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Việt Nam đã làm và nỗ lực xử lý được nhiều việc nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục dành thời gian, nguồn lực và tập trung khắc phục.
Về định hướng chỉ đạo điều hành trong thời gian tới, Báo cáo nhấn mạnh tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ, nhất là năm 2017 và những tháng đầu năm 2018; quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả;” tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; không chủ quan trong chỉ đạo điều hành, chủ động theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú trọng giải quyết các vấn đề mới phát sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chủ động nghiên cứu, có chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018, tạo đà cho phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Trong phiên họp tại Tổ thảo luận nội dung này, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những thành tựu toàn diện về kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2017 nhưng cũng nêu lên những lo ngại về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thời gian qua.
Nhiều ý kiến thẳng thắn về các vấn đề còn gây bức xúc trong xã hội, đề xuất những giải pháp căn bản đối với các vấn đề an sinh xã hội như cần tạo hành lang pháp lý bảo vệ nhân viên y tế, xử lý nghiêm các vụ vi phạm an toàn thực phẩm.../.
QUỲNH HOA (TTXVN)