(ĐN)- Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 25,3 ngàn người khuyết tật, trong đó có gần 19 ngàn người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
(ĐN)- Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 25,3 ngàn người khuyết tật, trong đó có gần 19 ngàn người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Học sinh khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai được đào tạo nghề may. |
Những người khuyết tật gồm các dạng: khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, tâm thần và các dạng khác. Qua khảo sát cho thấy, người khuyết tật có nhu cầu lớn nhất về y tế, tiếp đó là nhu cầu về đời sống kinh tế, hòa nhập xã hội, giáo dục.
Có gần 10 ngàn người khuyết tật không đi học được; còn lại là biết đọc, biết viết, có trình độ từ tiểu học đến trên đại học. Người khuyết tật có thể làm nhiều việc khác nhau như sản xuất nông nghiệp, làm công nhân, thợ thủ công, dịch vụ buôn bán, nội trợ, là công nhân viên chức… Hiện, có khoảng hơn 14 ngàn người khuyết tật không có khả năng làm việc và hơn 1,3 ngàn người khuyết tật thất nghiệp.
Nhằm giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương, các mạnh thường quân đã có nhiều hoạt động thiết thực như: trợ cấp thường xuyên ở cộng đồng, chăm sóc ở các cơ sở bảo trợ xã hội; dạy nghề, tạo việc làm; chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục; trợ giúp pháp lý, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao dành riêng cho người khuyết tật…, giúp họ ổn định đời sống, không ngừng vươn lên trong học tập và công tác.
Hạnh Dung