Báo Đồng Nai điện tử
En

Thông cáo số 7, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV

10:10, 31/10/2017

Thứ ba, ngày 31/10/2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì.

Thứ ba, ngày 31/10/2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tàichính- ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020. Trong quá trình thảo luận, đã có 41 đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 8 đại biểu tranh luận.

 Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Các vị đại biểu Quốc hội đã phân tích làm rõ, bổ sung nhiều ý kiến, tập trung vào một số nội dung sau: 

1. Về đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017: 
 - Những kết quả đạt được, việc thực hiện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu, hạn chế, thuận lợi, khó khăn, thách thức, vướng mắc, nguyên nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ; vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan tư pháp, các đoàn thể chính trị-xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; 
- Tình hình, tiến độ phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; kết quả thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017; cân đối ngân sách năm 2017, nợ công, bội chi ngân sách nhà nước; tái cơ cấu ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công; các chính sách thu ngân sách, tình trạng hụt thu, nguyên nhân hụt thu, tình hình nợ đọng thuế; công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; 
- Vấn đề tăng trưởng và tính bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội. Các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; việc tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích, tạo cơ chế cho doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp; 
- Việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước; cải cách thể chế kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, huy động các nguồn lực đầu tư trong toàn xã hội, tạo động lực cho nền kinh tế; phát triển hạ tầng giao thông; 
- Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu lại ngành nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao để tăng năng suất lao động, giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm; việc nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất, quản lý gắn với chuỗi giá trị; những vướng mắc trong việc tích tụ ruộng đất để phát triển nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; công tác đào tạo nghề cho nông dân; tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; 
- Công tác quản lý thị trường, phát triển thị trường trong nước; tình hình và công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả; 
- Việc thực hiện cải cách giáo dục; chính sách đối với học sinh, sinh viên,  giáo viên; chính sách khoa học, công nghệ; 
- Vấn đề ô nhiễm môi trường; công tác quy hoạch, điều hành, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm về môi trường; các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai; ứng phó biến đổi khí hậu;công tác bảo vệ và phát triển rừng; quản lý đất đai; 
- Các chính sách và giải pháp phát triển vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Việc thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; chính sách đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên nguồn lực đầu tư tập trung vào các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; 
- Việc xây dựng Nhà nước kiến tạo; cải cách tổ chức bộ máy; chế độ công vụ, công chức, giờ làm việc, kỷ cương, kỷ luật công vụ; thủ tục hành chính; công tác thông tin, tuyên truyền và bảo đảm trật tự an toàn xã hội; 

2. Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2018-2020: 

- Dự báo tình hình thế giới và trong nước sẽ tác động đến kinh tế-xã hội nước ta năm 2018; 
- Mục tiêu tổng quát, tính thống nhất, cân đối của hệ thống chỉ tiêu và từng chỉ tiêu cụ thể trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; 
- Những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018; việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp công nghệ 4.0; 
- Giải pháp để đảm bảo dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018; tăng thu, nuôi dưỡng nguồn thu; khắc phục tình trạng nợ đọng thuế; đổi mới chính sách thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp; dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 trong một số lĩnh vực; mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2018, bao gồm cả bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương; 
Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

Thứ tư, ngày 1/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục thảo luận về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước. Phiên họp này sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình, phát thanh trực tiếp và các phương tiện thông tin đại chúng khác đưa tin để cử tri và đồng bào cả nước theo dõi./. 

Theo TTXVN

 
Tin xem nhiều