Báo Đồng Nai điện tử
En

Công ty Ho-Hsiang lại thua kiện

11:09, 22/09/2017

(ĐN)- Sáng 22-9, Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử vụ việc người lao động Vũ Văn Miền (KP.7, phường Long Bình, TP.Biên Hòa) khởi kiện đòi Công ty TNHH công nghiệp Ho-Hsiang (Khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom) thay cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tai nạn lao động cho ông số tiền trên 20 triệu đồng.

(ĐN)- Sáng 22-9, Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử vụ việc người lao động Vũ Văn Miền (KP.7, phường Long Bình, TP.Biên Hòa) khởi kiện đòi Công ty TNHH công nghiệp Ho-Hsiang (Khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom) thay cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tai nạn lao động cho ông số tiền trên 20 triệu đồng.

Người lao Động Vũ Văn Miền (tay phải) dù 6 lần thắng kiện Công ty Ho – Hsiang ở 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm nhưng phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả sự tủi thân. Trong ảnh: Ông Miền được cán bộ công đoàn, Trung tâm tư vấn pháp luật (Liên đoàn lao động tỉnh) bảo vệ quyền lợi tại tòa.
Người lao Động Vũ Văn Miền (tay phải) dù 6 lần thắng kiện Công ty Ho – Hsiang ở 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm nhưng phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả sự tủi thân. Trong ảnh: Ông Miền được cán bộ công đoàn, Trung tâm tư vấn pháp luật (Liên đoàn lao động tỉnh) bảo vệ quyền lợi tại tòa.

Bản án sơ thẩm ngày 18-4 của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom đã tuyên Công ty TNHH công nghiệp Ho-Hsiang phải bồi thường trợ cấp tai nạn lao động cho ông Miền từ tháng 12-2012 đến 4-2017 với số tiền 20.421.550 đồng thay cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Trảng Bom. Vì không đồng tình với bản án sơ thẩm này nên Công ty TNHH công nghiệp Ho-Hsiang kháng cáo.

Tại phiên xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh một lần nữa khẳng định bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom tuyên buộc Công ty TNHH công nghiệp Ho - Hsiang thay cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả khoản trợ cấp tai nạn lao động cho ông Miền là đúng, có đầy đủ cơ sở pháp lý để căn cứ. Đồng thời, các tình tiết mà Công ty TNHH công nghiệp Ho-Hsiang kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm đều không có cơ sở pháp lý để tòa xem xét.

Đoàn Phú

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích