(ĐN)- Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 31-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), và thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
(ĐN)- Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 31-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), và thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Như Ý phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Tố cáo (sửa đổi). |
Trước đó vào sáng 30-5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) và thảo luận về nội dung này. Điều các đại biểu đặc biệt quan tâm là chính sách phát triển đường sắt và những ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt .
Chiều 30-5, thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội của đoàn Đồng Nai, như: Phan Thị Mỹ Thanh, Lê Hồng Tịnh đã tập trung cho ý kiến một số nội dung về phạm vi điều chỉnh của dự án luật; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng nợ công; đối tượng và chương trình, dự án được xét cấp bảo lãnh Chính phủ...
Đại biểu Phan Thị Mỹ Thanh đề nghị quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan cho vay, người vay lại sử dụng vốn vay không có hiệu quả, không có khả năng trả được nợ.
Cũng trong chiều 30-5, các đại biểu thảo luận ở tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận và cho ý kiến là hình thức tố cáo và tố cáo nặc danh.
Đại biểu Hồ Văn Năm (đoàn Đồng Nai) cho rằng, đơn nặc danh không nên giải quyết theo quy định hiện hành, tránh tình trạng tố cáo tràn lan, nâng số lượng tố cáo nặc danh tại các đợt bầu cử, đại hội… gây khó khăn cho các cơ quan thẩm quyền trong giải quyết. Còn đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (đoàn Đồng Nai) thì cho rằng tuy không giải quyết nhưng đối với đơn nặc danh có nội dung, đối tượng cụ thể thì vẫn phải xem xét bổ sung vào luật và phải giải thích rõ…
Lâm Viên