(ĐN)- Lần đầu tiên, đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái, Dao… sinh sống tại ấp 8, xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng (còn gọi là lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào thiểu số vùng núi phía Bắc, đã được bà con đưa vào vùng quê mới.
(ĐN)- Lần đầu tiên, đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái, Dao… sinh sống tại ấp 8, xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) đã tổ chức lễ hội Lồng Tồng (còn gọi là lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào thiểu số vùng núi phía Bắc, đã được bà con đưa vào vùng quê mới.
Nghi thức xuống đồng là nghi thức quan trọng trong lễ hội. |
Lễ hội Lồng Tồng là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Tại lễ hội, sản vật được dâng lên cúng trời đất, Thần Nông đều mang ý nghĩa thể hiện được sự giao hòa của trời và đất, là thành quả lao động của người dân; cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần luôn phù hộ, che chở cho nhân dân được thuận lợi và bội thu trong sản xuất, an khang trong đời sống. Sau nghi thức dâng hương là nghi thức xuống đồng, bà con nô nức thực hành nghi lễ xuống giống. Lễ hội cũng là dịp để cho trai gái trong làng giao lưu văn nghệ, biểu diễn đàn tính, hát then và chơi các trò chơi dân gian như ném còn. Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, cho biết sắp tới lễ hội sẽ được tổ chức hàng năm, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.
Lê Điểm - Tiến Phong