Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trong 6 năm qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đã chung sức, đồng lòng tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng, thu nhập và đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bộ mặt nông thôn được đổi mới, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện và nâng cấp rõ rệt; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố...
Đến nay, cả nước đã có 2.235 xã, 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 13,45 tiêu chí/xã.
Tuy nhiên, trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã có một số khó khăn, bất cập như việc tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn thiếu tính liên kết bền vững; một số địa phương mới chỉ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, cũng như xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường...
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả, bền vững mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tập trung chỉ đạo nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới, phải xác định nông thôn mới là nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững.
Đồng thời rà soát tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả; có các cơ chế thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học-công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, đào tạo nhân lực, đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dụng nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn từng vùng, miền.
Theo đó, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giải pháp hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đối với nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia; tạo môi trường thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển, thúc đẩy các mô hình hợp tác liên doanh, liên kết có hiệu quả./.
Người dân đi trên một ngõ xóm được bê tông hóa tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai). |
Đến nay, cả nước đã có 2.235 xã, 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 13,45 tiêu chí/xã.
Tuy nhiên, trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã có một số khó khăn, bất cập như việc tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn thiếu tính liên kết bền vững; một số địa phương mới chỉ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, cũng như xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường...
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả, bền vững mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tập trung chỉ đạo nâng cao hơn nữa nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới, phải xác định nông thôn mới là nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững.
Đồng thời rà soát tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả; có các cơ chế thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học-công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, đào tạo nhân lực, đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dụng nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn từng vùng, miền.
Theo đó, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giải pháp hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đối với nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia; tạo môi trường thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển, thúc đẩy các mô hình hợp tác liên doanh, liên kết có hiệu quả./.
(TTXVN/VIETNAM+)