Chiều 29/12, ngay sau Hội nghị giữa Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.
Chiều 29/12, ngay sau Hội nghị giữa Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành.
Cuộc họp chiều nay, các thành viên Chính phủ đã cho ý kiến vào báo cáo thẩm tra về 5 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan là Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội; Giao thông Vận tải; Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Dân tộc.
Thủ tướng đã đồng ý để Ngân hàng Nhà nước thành lập Vụ Truyền thông, nhưng duy nhất chỉ có Ngân hàng Nhà nước được thành lập thêm Vụ này với điều kiện không được tăng thêm biên chế; Ngân hàng Nhà nước không duy trì văn phòng đại diện các tỉnh phía Nam. Thủ tướng cũng đồng ý để Ngân hàng Nhà nước duy trì hệ thống ở các địa phương.
Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan trên không thành lập mới Vụ Thi đua Khen thưởng, đơn vị nào đang kiêm nhiệm công việc này thì giữ nguyên.
Thủ tướng nhất trí với dự thảo Nghị định, để Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội quản lý Nhà nước về lao động nghề nghiệp, trừ lĩnh vực sư phạm.
Về đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, sau khi nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và các thành viên Chính phủ có ý kiến, Thủ tướng đồng ý kéo dài hiệu lực của Nghị định 67 thêm 1 năm.
Cũng trong chiều nay, Văn phòng Chính phủ đã thông báo về việc Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề nghị của Bộ Y tế, tăng giá dịch vụ y tế tại 4 địa phương.
Đề nghị này cũng nhận được sự đồng thuận của các Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, việc tăng giá này không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI. Và thực tế trong năm nay, CPI vẫn ở mức dưới 5%.
Cũng trong chiều nay, Bộ Tư pháp đã báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017. Theo đó, năm 2016, các bộ, cơ quan ngang bộ đã trình Chính phủ cho ý kiến 20 dự án luật, pháp lệnh.
Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 14 dự án, dự thảo và trình Quốc hội cho ý kiến 13 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 2 pháp lệnh.
Về kết quả ban hành văn bản quy định chi tiết, năm 2016, theo kế hoạch các bộ và cơ quan ngang bộ cần xây dựng, trình ban hành 251 văn bản, gồm 150 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 101 văn bản quy định chi tiết các luật chưa có hiệu lực.
Tính đến 26/12, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành được 158/251 văn bản.
Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2017, các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ 12 dự án, dự thảo; phối hợp chỉnh lý, trình Quốc hội 25 dự án luật.
Cuối phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016.
Cơ bản các ý kiến đều thành viên Chính phủ thống nhất cao với kết quả chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ năm qua.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ lưu ý công tác xây dựng thể chế trong năm 2017, trong đó có những văn bản mới và sửa đổi bổ sung một số luật. Ngoài ra cần hoàn thiện những Luật cần sửa đổi như Bộ Luật hình sự và các luật đi kèm.
Các bộ cũng cần rà soát các luật, pháp lệnh phải chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn chi tiết để khắc phục bất cập trong công tác xây dựng dự thảo văn bản pháp luật trình Chính phủ.
Về kiểm điểm công tác điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ đã phát huy nguyên tắc tập trung, dân chủ, trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, nhất là trong xây dựng thể chế và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách.
Mặc dù Chính phủ kiện toàn có nhiều thành viên mới, nhưng đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành với tinh thần hăng hái quyết liệt và quyết tâm chính trị cao. Bởi vậy đã tạo sự chuyển biến rõ nét trên mọi lĩnh vực.
Tại mỗi phiên họp thường kỳ, Chính phủ đều ưu tiên dành thời gian cho công tác xây dựng thể chế. Nhờ vậy, lần đầu tiên Chính phủ đã khắc phục được tình trạng nợ đọng văn bản.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá, mặc dù gặp nhiều vấn đề lớn ngay sau khi kiện toàn bộ máy, như hạn hán ở miền Trung-Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố môi trường Formosa cùng với những tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng Chính phủ đã kịp thời, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành với phương châm liêm chính, kiến tạo, lấy doanh nghiệp và nhân dân làm đối tượng phục vụ để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm 2016.
Thống nhất với những nhận định của các thành viên Chính phủ về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4, duy trì đoàn kết thống nhất, nỗ lực hoàn thành cao nhất nhiệm vụ quản lý điều hành kinh tế-xã hội trong thời gian tới./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Cuộc họp chiều nay, các thành viên Chính phủ đã cho ý kiến vào báo cáo thẩm tra về 5 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan là Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội; Giao thông Vận tải; Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Dân tộc.
Thủ tướng đã đồng ý để Ngân hàng Nhà nước thành lập Vụ Truyền thông, nhưng duy nhất chỉ có Ngân hàng Nhà nước được thành lập thêm Vụ này với điều kiện không được tăng thêm biên chế; Ngân hàng Nhà nước không duy trì văn phòng đại diện các tỉnh phía Nam. Thủ tướng cũng đồng ý để Ngân hàng Nhà nước duy trì hệ thống ở các địa phương.
Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan trên không thành lập mới Vụ Thi đua Khen thưởng, đơn vị nào đang kiêm nhiệm công việc này thì giữ nguyên.
Thủ tướng nhất trí với dự thảo Nghị định, để Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội quản lý Nhà nước về lao động nghề nghiệp, trừ lĩnh vực sư phạm.
Về đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, sau khi nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và các thành viên Chính phủ có ý kiến, Thủ tướng đồng ý kéo dài hiệu lực của Nghị định 67 thêm 1 năm.
Cũng trong chiều nay, Văn phòng Chính phủ đã thông báo về việc Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề nghị của Bộ Y tế, tăng giá dịch vụ y tế tại 4 địa phương.
Đề nghị này cũng nhận được sự đồng thuận của các Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, việc tăng giá này không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI. Và thực tế trong năm nay, CPI vẫn ở mức dưới 5%.
Cũng trong chiều nay, Bộ Tư pháp đã báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017. Theo đó, năm 2016, các bộ, cơ quan ngang bộ đã trình Chính phủ cho ý kiến 20 dự án luật, pháp lệnh.
Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 14 dự án, dự thảo và trình Quốc hội cho ý kiến 13 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 2 pháp lệnh.
Về kết quả ban hành văn bản quy định chi tiết, năm 2016, theo kế hoạch các bộ và cơ quan ngang bộ cần xây dựng, trình ban hành 251 văn bản, gồm 150 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 101 văn bản quy định chi tiết các luật chưa có hiệu lực.
Tính đến 26/12, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành được 158/251 văn bản.
Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2017, các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ 12 dự án, dự thảo; phối hợp chỉnh lý, trình Quốc hội 25 dự án luật.
Cuối phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016.
Cơ bản các ý kiến đều thành viên Chính phủ thống nhất cao với kết quả chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ năm qua.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ lưu ý công tác xây dựng thể chế trong năm 2017, trong đó có những văn bản mới và sửa đổi bổ sung một số luật. Ngoài ra cần hoàn thiện những Luật cần sửa đổi như Bộ Luật hình sự và các luật đi kèm.
Các bộ cũng cần rà soát các luật, pháp lệnh phải chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn chi tiết để khắc phục bất cập trong công tác xây dựng dự thảo văn bản pháp luật trình Chính phủ.
Về kiểm điểm công tác điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ đã phát huy nguyên tắc tập trung, dân chủ, trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, nhất là trong xây dựng thể chế và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách.
Mặc dù Chính phủ kiện toàn có nhiều thành viên mới, nhưng đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành với tinh thần hăng hái quyết liệt và quyết tâm chính trị cao. Bởi vậy đã tạo sự chuyển biến rõ nét trên mọi lĩnh vực.
Tại mỗi phiên họp thường kỳ, Chính phủ đều ưu tiên dành thời gian cho công tác xây dựng thể chế. Nhờ vậy, lần đầu tiên Chính phủ đã khắc phục được tình trạng nợ đọng văn bản.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá, mặc dù gặp nhiều vấn đề lớn ngay sau khi kiện toàn bộ máy, như hạn hán ở miền Trung-Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố môi trường Formosa cùng với những tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng Chính phủ đã kịp thời, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành với phương châm liêm chính, kiến tạo, lấy doanh nghiệp và nhân dân làm đối tượng phục vụ để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm 2016.
Thống nhất với những nhận định của các thành viên Chính phủ về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4, duy trì đoàn kết thống nhất, nỗ lực hoàn thành cao nhất nhiệm vụ quản lý điều hành kinh tế-xã hội trong thời gian tới./.
(TTXVN/VIETNAM+)