Báo Đồng Nai điện tử
En

Cần xử lý nghiêm sai phạm trong đầu tư công

04:11, 01/11/2016

Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 2, sáng 1/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 (trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2011-2015) và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 2, sáng 1/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 (trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2011-2015) và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Chỉ ra trách nhiệm tổ chức, cá nhân để thất thoát vốn đầu tư

Nhiều đại biểu bày tỏ tâm đắc với báo cáo đánh giá của Chính phủ, cho rằng Chính phủ đã đánh giá thẳng thắn, đầy đủ về huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, đầu tư công giai đoạn 2011-2015. 

Báo cáo chỉ rõ nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, sử dụng vốn vay hiệu quả chưa cao, việc chấp hành các quy định về đầu tư công một số nơi chưa nghiêm, quyết định đầu tư nhưng không tính toán khả năng vốn, chất lượng chuẩn bị dự án còn thấp, chưa khắc phục được tình trạng dự án chuẩn bị sơ sài, phê duyệt hình thức, phải bổ sung điều chỉnh vốn nhiều lần, bố trí vốn dàn trải, kéo dài thời gian làm thất thoát, giảm hiệu quả đầu tư. 

Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân buông lỏng quản lý, chấp hành không nghiêm quy định về đầu tư công.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng đánh giá như trên là thẳng thắn, nhìn vào sự thật nhưng lại thiếu đi phần rất quan trọng là thực tế có bao nhiêu dự án đầu tư mang lại hiệu quả, bao nhiêu dự án thua lỗ, nguyên nhân, giải pháp quản lý. Có như vậy mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư hiện nay.

Nêu ra 5 dự án đội vốn gồm gang thép Thái Nguyên, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, nhiên liệu sinh học của Dung Quất, xơ sợi Đình Vũ đã làm mất trên 30.000 tỷ đồng; trong đó gang thép Thái Nguyên dự kiến đầu tư 3.800 tỷ đồng tăng lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương chỉ ra rằng kiểu báo cáo và thẩm tra như trên là "bắn chỉ thiên," cái chung chỉ ra được nhưng cái cụ thể trong thất thoát vốn đầu tư lãng phí, trách nhiệm tổ chức, cá nhân lại không chỉ ra được và không tạo được bước đột phá làm chuyển biến nhận thức trong quản lý vốn đầu tư thời gian tới.

Cần chú trọng đầu tư cho các công trình trọng điểm

Trên cơ sở khắc phục việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu tư công trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần đầu tư tập trung, tránh dàn trải, lãng phí, kế hoạch đầu tư được công khai, minh bạch, chi phí phân bổ đầu tư đã ưu tiên tập trung đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách. 

Đồng tình cao với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng việc Chính phủ xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 sẽ giúp các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện chủ động hơn, hạn chế cơ chế xin-cho và chồng chéo giữa các nguồn lực.

Tuy nhiên, theo đại biểu, việc phân bổ theo kế hoạch này chưa bám sát quan điểm, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư đã nêu trong báo cáo. Còn nhiều công trình, dự án được xác định là cấp bách, trọng điểm chưa đưa vào kế hoạch. Dẫn chứng được đại biểu đưa ra là Đồng bằng sông Cửu Long - khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nơi mà dự báo đến năm 2020 có thể 2/3 ngập sâu trong nước biển, song, trong 5 năm tới, kế hoạch này chỉ đầu tư một số cống, đập ngăn mặn. 

Các dự án, công trình của vùng này nếu không được đầu tư đồng bộ, không được quy hoạch lại sản xuất, khó có thể giữ được sự trù phú của vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Từ đó, đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội ưu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng, thủy lợi để cứu Đồng bằng sông Cửu Long cũng là cứu vùng lúa trọng điểm của cả nước. 

Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Quốc hội quyết định hướng tiêu chí, nguyên tắc phân bổ, còn dự án, chi phí đầu tư nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ quy định.

Đây cũng là quan điểm của nhiều đại biểu khi cho rằng mục tiêu định hướng đầu tư công trung hạn giai đoạn tới cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, bảo vệ môi trường, nhất là xử lý môi trường ở 4 tỉnh miền Trung, chống biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn, ưu tiên đầu tư vào hệ thống giao thông, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đường giáp biển kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ưu tiên dành nguồn lực cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt Bắc-Nam. Việc phân bổ vốn phải đảm bảo hợp lý công bằng và tiết kiệm. Cần rà soát lại các tiêu chí, đảm bảo hợp lý, công khai, minh bạch và các dự án trong danh mục phải thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả thiết thực.

Về danh mục đầu tư, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo rõ dự kiến phân bổ vốn cho các dự án, trong đó xác định rõ các dự án, công trình mục tiêu quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, để các dự án này phải góp phần tái cơ cấu nền kinh tế; Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm các quy định của Luật đầu tư công, xử lý nghiêm sai phạm trong đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư, khắc phục triệt để những hạn chế thời gian qua.

Giải trình một số vấn đề liên quan

Giải trình thêm một số nội dung đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn là vấn đề khó vì nhu cầu lớn, các nhiệm vụ, mục tiêu nhiều và đều để thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Trung ương và Chính phủ, phù hợp với kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, trong khi khả năng về ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động nguồn lực khó khăn.

Từ trước đến nay đang tồn tại hai quan điểm mâu thuẫn và đi ngược chiều với nhau, là cần tập trung đầu tư ưu tiên cho một số ngành, lĩnh vực để thúc đẩy phát triển nhanh hơn, đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhanh hơn. Tuy nhiên, tại các địa phương đang có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, cần phải có sự quan tâm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương.

Bộ trưởng cho hay kế hoạch đầu tư công trung hạn đã có từ tháng 8/2014, đến nay, tổng mức có thay đổi nên Chính phủ mới báo cáo Quốc hội danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án. Riêng danh mục dự án chuyển tiếp từ nhóm B trở lên sử dụng vốn ngân sách trung ương và danh mục sử dụng vốn nước ngoài chưa báo cáo được mức bố trí vốn, mới có danh mục cho từng dự án. 

Theo quy định của Luật đầu tư công, danh mục dự án được dự kiến bố trí mức vốn cụ thể cho từng dự án thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương và do tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn báo cáo Quốc hội lần này giảm hơn so với báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên các bộ, ngành, địa phương cần có thời gian rà soát, lựa chọn và dự kiến lại danh mục, vốn bố trí cho từng dự án phù hợp với khả năng thực tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Để tăng quyền tự chủ, đẩy mạnh phân cấp cho bộ, ngành, địa phương, Chính phủ đã trình Quốc hội đổi mới cách thức giao kế hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo tổng số vốn các bộ, ngành, địa phương còn được sử dụng trong 5 năm để các bộ, ngành, địa phương dựa trên nhu cầu thực tế quyết định đầu tư trong giai đoạn 5 năm tới. Hiện các bộ, ngành, địa phương đang hoàn thành phương án phân bổ theo cách này.

Theo Bộ trưởng, định hướng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là định hướng đầu tư tất cả các nguồn vốn ngân sách nhà nước nên trong báo cáo trình Quốc hội phải đầy đủ 14 ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội phê duyệt. Trong phương án phân bổ kế hoạch trái phiếu Chính phủ dành tỷ trọng lớn nhất cho ngành giao thông vận tải là nhằm thực hiện Nghị quyết 13 của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.

Nhu cầu vốn đầu tư là lớn trong khi khả năng còn hạn hẹp, do đó Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016-2020 trước hết phải ưu tiên bố trí đủ thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước rồi mới đến các dự án chuyển tiếp. Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên, nếu còn mới bố trí cho các dự án mới.

Với các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng cơ chế đặc thù và sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội./.

(TTXVN/VIETNAM+)

Tin xem nhiều