Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày (không kể ngày nghỉ) và dự kiến Quốc hội họp phiên bế mạc vào chiều 23/11.
Chiều 18/10, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo trong nước và quốc tế về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp báo.
Dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho biết theo thông lệ, kỳ họp cuối năm của Quốc hội thường tập trung nhiều hơn cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tại kỳ họp này, công tác xây dựng pháp luật được chú trọng (chiếm khoảng 63% thời gian của kỳ họp) vì chương trình nghị sự của kỳ họp thứ nhất tập trung cho công tác nhân sự của Nhà nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 dự án, 1 nghị quyết bao gồm Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/20210/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Quốc hội cho ý kiến về 12 dự án luật khác, 1 nghị quyết gồm Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch và Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội giám sát tối cao về “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày.
Nhiều đổi mới tại Kỳ họp thứ 2
Trao đổi với phóng viên về những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp này, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định Quốc hội đang tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực lập pháp. Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, góp phần đưa luật vào cuộc sống, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội sẽ bám sát các quy định của Luật, theo đó các cơ quan, ban, ngành khi soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện đúng quy trình này.
Tổng Thư ký cho biết, trong quá trình thẩm tra các dự án luật, sẽ có những cuộc họp của đại biểu Quốc hội chuyên trách để cùng cho ý kiến về các dự án luật; đồng thời tăng cường tham khảo ý kiến của chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng luật.
Trong quá trình các văn bản pháp luật xin ý kiến của Quốc hội, nếu luật nào còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì sẽ tăng thêm thời gian thảo luận ở tổ và ở hội trường để đảm bảo chất lượng.
Tổng Thư ký cho biết việc tranh luận, trao đổi tại hội trường sẽ được tạo điều kiện hơn tại kỳ họp này.
Các Bộ trưởng sẽ trực tiếp tham gia trả lời để làm sáng tỏ các nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm về các báo cáo kinh tế-xã hội, các dự án luật trình tại Kỳ họp.
Trong quá trình thảo luận, đại biểu có thể tranh luận ngay với Bộ trưởng để làm rõ vấn đề quan tâm...
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, nội dung Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ chưa đưa vào thảo luận tại kỳ họp lần này.
Đây là vấn đề mới, quan trọng nên các cơ quan chức năng cần có thời gian chuẩn bị, đảm bảo chất lượng khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua.
Sau khi Chủ tịch nước gửi văn bản sang, Quốc hội sẽ đưa vào chương trình theo đúng quy định pháp luật, Tổng Thư ký cho biết.
Về việc khoán xe công, Tổng Thư ký cho biết Văn phòng Quốc hội đã thực hiện việc khoán xe công từ hơn 10 năm nay.
Tuy nhiên về hiệu quả của việc khoán xe công, Tổng Thư ký cho rằng việc đổi mới phải giảm bớt được đầu xe công, bớt được lái xe, từ đó giảm chi phí, do đó cần chuyển mạnh sang hình thức khoán xe công theo hướng xã hội hóa, tăng cường sử dụng chung xe đối với cán bộ, công chức.
Quốc hội đang nghiên cứu xây dựng đề án khoán xe công để tiếp tục nâng cao hiệu quả./.
Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 26 ngày (không kể ngày nghỉ) và dự kiến Quốc hội họp phiên bế mạc vào chiều 23/11.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Chiều 18/10, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo trong nước và quốc tế về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp báo.
Dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho biết theo thông lệ, kỳ họp cuối năm của Quốc hội thường tập trung nhiều hơn cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tại kỳ họp này, công tác xây dựng pháp luật được chú trọng (chiếm khoảng 63% thời gian của kỳ họp) vì chương trình nghị sự của kỳ họp thứ nhất tập trung cho công tác nhân sự của Nhà nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 dự án, 1 nghị quyết bao gồm Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/20210/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Quốc hội cho ý kiến về 12 dự án luật khác, 1 nghị quyết gồm Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch và Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội giám sát tối cao về “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày.
Nhiều đổi mới tại Kỳ họp thứ 2
Trao đổi với phóng viên về những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp này, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định Quốc hội đang tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực lập pháp. Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, góp phần đưa luật vào cuộc sống, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội sẽ bám sát các quy định của Luật, theo đó các cơ quan, ban, ngành khi soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện đúng quy trình này.
Tổng Thư ký cho biết, trong quá trình thẩm tra các dự án luật, sẽ có những cuộc họp của đại biểu Quốc hội chuyên trách để cùng cho ý kiến về các dự án luật; đồng thời tăng cường tham khảo ý kiến của chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng luật.
Trong quá trình các văn bản pháp luật xin ý kiến của Quốc hội, nếu luật nào còn nhiều ý kiến chưa thống nhất thì sẽ tăng thêm thời gian thảo luận ở tổ và ở hội trường để đảm bảo chất lượng.
Tổng Thư ký cho biết việc tranh luận, trao đổi tại hội trường sẽ được tạo điều kiện hơn tại kỳ họp này.
Các Bộ trưởng sẽ trực tiếp tham gia trả lời để làm sáng tỏ các nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm về các báo cáo kinh tế-xã hội, các dự án luật trình tại Kỳ họp.
Trong quá trình thảo luận, đại biểu có thể tranh luận ngay với Bộ trưởng để làm rõ vấn đề quan tâm...
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, nội dung Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ chưa đưa vào thảo luận tại kỳ họp lần này.
Đây là vấn đề mới, quan trọng nên các cơ quan chức năng cần có thời gian chuẩn bị, đảm bảo chất lượng khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua.
Sau khi Chủ tịch nước gửi văn bản sang, Quốc hội sẽ đưa vào chương trình theo đúng quy định pháp luật, Tổng Thư ký cho biết.
Về việc khoán xe công, Tổng Thư ký cho biết Văn phòng Quốc hội đã thực hiện việc khoán xe công từ hơn 10 năm nay.
Tuy nhiên về hiệu quả của việc khoán xe công, Tổng Thư ký cho rằng việc đổi mới phải giảm bớt được đầu xe công, bớt được lái xe, từ đó giảm chi phí, do đó cần chuyển mạnh sang hình thức khoán xe công theo hướng xã hội hóa, tăng cường sử dụng chung xe đối với cán bộ, công chức.
Quốc hội đang nghiên cứu xây dựng đề án khoán xe công để tiếp tục nâng cao hiệu quả./.
QUỲNH HOA (TTXVN/VIETNAM+)