Sáng 20/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội.
Sáng 20/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệt liệt chào mừng thắng lợi toàn diện, to lớn của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; nhiệt liệt chúc mừng các vị đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp trong cả nước vừa trúng cử; hoan nghênh và cảm ơn toàn thể cử tri, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia, các cơ quan, tổ chức liên quan đã hoàn thành tốt trọng trách của mình trong cuộc bầu cử này.
Tổng Bí thư phân tích bối cảnh tình hình hoạt động của Quốc hội khóa XIV, đồng thời gợi mở một số định hướng lớn cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ này. Đó là phải tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tổng Bí thư đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đề cao hơn nữa trách nhiệm và nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là những vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước; về các dự án đầu tư quan trọng, nhạy cảm, tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của đông đảo nhân dân, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tổ chức và nhân sự bộ máy nhà nước; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, góp phần thực hiện có kết quả đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tăng thẩm quyền, đề cao trách nhiệm và tăng cường năng lực hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban trong việc thẩm tra các dự án luật, các đề án, công trình quan trọng quốc gia. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có mối quan hệ công tác chặt chẽ với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, kịp thời trao đổi về những vấn đề cần thiết để giải quyết có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chung và của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
Đối với cá nhân đại biểu Quốc hội - người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, dù ở cương vị công tác nào cũng cần ý thức đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của người đại biểu nhân dân; thực hiện tốt chương trình hành động, thường xuyên liên hệ với cử tri; lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri; tích cực, chủ động đóng góp công sức, trí tuệ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đồng thời nêu cao phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gương mẫu học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và năng lực công tác; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn các cơ quan tham mưu, giúp việc theo hướng tinh gọn, tăng tính chuyên nghiệp, tương xứng với tính chất, yêu cầu của công việc; có cơ chế cụ thể khuyến khích, huy động đội ngũ cộng tác viên, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia đóng góp vào hoạt động của Quốc hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đang đặt ra trước Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội khóa XIV những nhiệm vụ rất nặng nề và cao cả. Cử tri cả nước đang kỳ vọng Quốc hội khóa mới sẽ kế thừa, phát huy những thành quả của Quốc hội các khóa trước, tiếp tục có nhiều giải pháp đột phá, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, theo trách nhiệm và quyền hạn được Hiến pháp quy định, đã, đang và sẽ tiếp tục chăm lo xây dựng Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tổng Bí thư tin tưởng rằng, Quốc hội khóa XIV với tinh thần dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm sẽ thực hiện thành công sứ mệnh của mình, tiếp tục ghi thêm mốc son mới vào lịch sử vẻ vang và tiến trình phát triển của Quốc hội Việt Nam./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) |
Tổng Bí thư phân tích bối cảnh tình hình hoạt động của Quốc hội khóa XIV, đồng thời gợi mở một số định hướng lớn cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ này. Đó là phải tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng-an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tổng Bí thư đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đề cao hơn nữa trách nhiệm và nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là những vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước; về các dự án đầu tư quan trọng, nhạy cảm, tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của đông đảo nhân dân, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tổ chức và nhân sự bộ máy nhà nước; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, góp phần thực hiện có kết quả đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tăng thẩm quyền, đề cao trách nhiệm và tăng cường năng lực hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban trong việc thẩm tra các dự án luật, các đề án, công trình quan trọng quốc gia. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có mối quan hệ công tác chặt chẽ với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, kịp thời trao đổi về những vấn đề cần thiết để giải quyết có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chung và của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
Đối với cá nhân đại biểu Quốc hội - người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, dù ở cương vị công tác nào cũng cần ý thức đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của người đại biểu nhân dân; thực hiện tốt chương trình hành động, thường xuyên liên hệ với cử tri; lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri; tích cực, chủ động đóng góp công sức, trí tuệ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đồng thời nêu cao phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gương mẫu học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và năng lực công tác; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn các cơ quan tham mưu, giúp việc theo hướng tinh gọn, tăng tính chuyên nghiệp, tương xứng với tính chất, yêu cầu của công việc; có cơ chế cụ thể khuyến khích, huy động đội ngũ cộng tác viên, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia đóng góp vào hoạt động của Quốc hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đang đặt ra trước Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội khóa XIV những nhiệm vụ rất nặng nề và cao cả. Cử tri cả nước đang kỳ vọng Quốc hội khóa mới sẽ kế thừa, phát huy những thành quả của Quốc hội các khóa trước, tiếp tục có nhiều giải pháp đột phá, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, theo trách nhiệm và quyền hạn được Hiến pháp quy định, đã, đang và sẽ tiếp tục chăm lo xây dựng Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tổng Bí thư tin tưởng rằng, Quốc hội khóa XIV với tinh thần dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm sẽ thực hiện thành công sứ mệnh của mình, tiếp tục ghi thêm mốc son mới vào lịch sử vẻ vang và tiến trình phát triển của Quốc hội Việt Nam./.
(TTXVN/VIETNAM+)