(ĐN) - Chiều 17-3, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của tỉnh, các thành viên trong Ban chỉ đạo nhận định, tình trạng vi phạm về VSATTP vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
(ĐN) - Chiều 17-3, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của tỉnh, các thành viên trong Ban chỉ đạo nhận định, tình trạng vi phạm về VSATTP vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh kiểm tra chất lượng thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Xuân Lộc |
Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 167 ca mắc, tăng 3 vụ và 153 ca so với năm 2014, chủ yếu do các bếp ăn tập thể. Các thành viên trong Ban chỉ đạo thống nhất sắp tới cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát các bếp ăn tập thể, nhất là nguồn thực phẩm đầu vào; bổ sung nhân sự cho công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho Liên đoàn Lao động tỉnh tác động với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nâng giá trị suất ăn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tái tạo sức khỏe cho người lao động, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Được biết, cũng trong năm 2015, các ngành chức năng của tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý hơn 1,1 ngàn vụ vi phạm an toàn thực phẩm với số tiền phạt gần 2,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, qua giám sát ô nhiễm thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh, trong số 132 mẫu có tới 87 mẫu không đạt (chiếm gần 66%); giám sát dư lượng kháng sinh và các hóa chất độc hại có 11/179 mẫu rau củ quả vi phạm; tỷ lệ nhiễm E.Coli trong mẫu nước đá giảm, nhưng ở nước uống đóng chai và thực phẩm chín ăn ngay tăng so với năm ngoái...
Nổi lên trong vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trong đó đã phát hiện 29/209 mẫu dương tính với Salbutamol, chiếm tỷ lệ gần 14% tại các trang trại, hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Ngọc Thư