Kinh phí hoàn thuế của toàn ngành là không thiếu và hiện vẫn còn tới 3.800 tỷ đồng nhưng lãnh đạo Bộ Tài chính thừa nhận, có hiện tượng "tình thừa, tỉnh thiếu." Ngoài ra, quy định hiện tại vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn nên dẫn tới tình trạng chậm hoàn tại một số doanh nghiệp.
Kinh phí hoàn thuế của toàn ngành là không thiếu và hiện vẫn còn tới 3.800 tỷ đồng nhưng lãnh đạo Bộ Tài chính thừa nhận, có hiện tượng "tình thừa, tỉnh thiếu." Ngoài ra, quy định hiện tại vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn nên dẫn tới tình trạng chậm hoàn tại một số doanh nghiệp.
Đây là những vấn đề được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thẳng thắn trả lời khi nói về nguyên nhân chậm hoàn thuế thời gian qua.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, trong 2 tháng vừa qua, số lượng hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế để hoàn cơ bản được giải quyết hết với 3.100 hồ sơ hoàn thuế, số doanh nghiệp bị chậm hoàn là 287 hồ sơ.
Chỉ ra nguyên nhân, Thứ trưởng cho rằng, có tình trạng doanh nghiệp nợ ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời ngân sách cũng phải hoàn thuế cho doanh nghiệp này.
"Nhưng trên thực tế do chúng ta chưa ban hành quy định cho bù trừ, quy định hiện tại vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn," Thứ trưởng nói.
Theo ông, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp trong diện này và phía Bộ Tài chính đang gấp rút sửa đổi quy định trên.
Về kinh phí hoàn thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, "kinh phí hoàn thuế của toàn bộ ngành thuế là không thiếu." Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, có tỉnh thừa tỉnh thiếu.
"Tôi lấy ví dụ, hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 92 tỷ đồng trong quỹ hoàn thuế, nhưng Hà Tĩnh số dư tài khoản quỹ này lại còn trên 1.100 tỷ đồng dẫn tới tình trạng dư luận có lúc cho rằng quỹ hoàn thuế không còn để xử lý hoàn thuế," ông Tuấn nói.
Mặt khác, lãnh đạo ngành tài chính cũng cho rằng, với 287 trường hợp bị chậm hoàn thuế thời gian qua, "cơ bản hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp này không đảm bảo các quy định của pháp luật về quản lý thuế." Ví dụ được ông đưa ra như doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp khác không có thực, doanh nghiệp không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, đã phá sản, hoặc giải thể, doanh nghiệp bị đóng mã số thuế,...
Nói về giải pháp thời gian tới, ông Tuấn khẳng định, với trường hợp doanh nghiệp nợ ngân sách và nhưng cũng trong diện hoàn thuế nêu trên, cơ quan chức năng sẽ sửa chính sách để cho phép hạch toán bù trừ cho nhau.
"Có thể nói, lỗi này do chính sách chưa đồng bộ và cần phải sửa đổi chính sách đó. Chúng tôi cam kết sửa trong thời gian nhanh nhất, cố gắng trước ngày 15/3/2016 tới," lãnh đạo Bộ Tài chính nêu rõ.
Ngoài ra, để điều hòa linh hoạt hơn quỹ hoàn thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết sẽ sửa quy định không giao hạn mức cho từng địa phương mà là dự toán cho toàn Tổng cục thuế, đảm bảo không có nơi thừa nơi thiếu./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, trong 2 tháng vừa qua, số lượng hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế để hoàn cơ bản được giải quyết hết với 3.100 hồ sơ hoàn thuế, số doanh nghiệp bị chậm hoàn là 287 hồ sơ.
Chỉ ra nguyên nhân, Thứ trưởng cho rằng, có tình trạng doanh nghiệp nợ ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời ngân sách cũng phải hoàn thuế cho doanh nghiệp này.
"Nhưng trên thực tế do chúng ta chưa ban hành quy định cho bù trừ, quy định hiện tại vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn," Thứ trưởng nói.
Theo ông, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp trong diện này và phía Bộ Tài chính đang gấp rút sửa đổi quy định trên.
Về kinh phí hoàn thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, "kinh phí hoàn thuế của toàn bộ ngành thuế là không thiếu." Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, có tỉnh thừa tỉnh thiếu.
"Tôi lấy ví dụ, hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 92 tỷ đồng trong quỹ hoàn thuế, nhưng Hà Tĩnh số dư tài khoản quỹ này lại còn trên 1.100 tỷ đồng dẫn tới tình trạng dư luận có lúc cho rằng quỹ hoàn thuế không còn để xử lý hoàn thuế," ông Tuấn nói.
Mặt khác, lãnh đạo ngành tài chính cũng cho rằng, với 287 trường hợp bị chậm hoàn thuế thời gian qua, "cơ bản hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp này không đảm bảo các quy định của pháp luật về quản lý thuế." Ví dụ được ông đưa ra như doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp khác không có thực, doanh nghiệp không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, đã phá sản, hoặc giải thể, doanh nghiệp bị đóng mã số thuế,...
Nói về giải pháp thời gian tới, ông Tuấn khẳng định, với trường hợp doanh nghiệp nợ ngân sách và nhưng cũng trong diện hoàn thuế nêu trên, cơ quan chức năng sẽ sửa chính sách để cho phép hạch toán bù trừ cho nhau.
"Có thể nói, lỗi này do chính sách chưa đồng bộ và cần phải sửa đổi chính sách đó. Chúng tôi cam kết sửa trong thời gian nhanh nhất, cố gắng trước ngày 15/3/2016 tới," lãnh đạo Bộ Tài chính nêu rõ.
Ngoài ra, để điều hòa linh hoạt hơn quỹ hoàn thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết sẽ sửa quy định không giao hạn mức cho từng địa phương mà là dự toán cho toàn Tổng cục thuế, đảm bảo không có nơi thừa nơi thiếu./.
(VIETNAM+)