Sáng 21-3, các nhân viên của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển là đơn vị khảo sát hiện trường đã đưa các thiết bị máy móc đến hiện trường để bắt đầu việc khảo sát (ảnh).
[links()]Sáng 21-3, các nhân viên của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển là đơn vị khảo sát hiện trường đã đưa các thiết bị máy móc đến hiện trường để bắt đầu việc khảo sát (ảnh).
Tại đây, các nhân viên kỹ thuật đã dùng thiết bị quét chướng ngại vật dưới nước bằng công nghệ 3D để xác định vị trí cũng như hiện trạng phần chìm dưới nước của cầu Ghềnh. Công ty còn đưa thêm máy hồi âm độ sâu để cùng với thiết bị trên cung cấp đầy đủ hình ảnh phần cầu chìm từ đó có phương án trục vớt.
Có mặt tại hiện trường, ông Đới Sỹ Hưng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, cho biết sau khi khảo sát bằng công nghệ máy quét 3D, Bộ sẽ thống nhất phương án trục vớt dầm cầu đã bị chìm dưới nước. Dự kiến công việc trục vớt dầm cầu có thể phải mất một tuần.
* Trước đó, trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vụ sập cầu, đồng chí Đặng Mạnh Trung, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết đối với việc cảnh báo xây dựng vành đai an toàn cho trụ cầu Ghềnh, tỉnh đã có ý kiến với ngành giao thông - vận tải. Tuy nhiên, việc cảnh báo vành đai ở chân cầu Ghềnh vẫn không được ngành giao thông - vận tải xử lý.
Danh Trường