Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có kế hoạch về việc triển khai giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có kế hoạch về việc triển khai giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Mục đích của việc giám sát nhằm nắm bắt tình hình, kết quả tổ chức triển khai công tác bầu cử tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương.
Công tác giám sát nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác bầu cử ở địa phương, những vi phạm pháp luật về bầu cử (nếu có) để có biện pháp hướng dẫn khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của nhân dân.
Hoạt động giám sát cuộc bầu cử phải được tiến hành kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung và tiến độ mà kế hoạch đã đề ra. Khi phát hiện những hành vi vi phạm phải thông tin kịp thời đến Thường trực Ban Chỉ đạo bầu cử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xem xét giải quyết; không tự ý xử lý vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của mình.
Theo kế hoạch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập các đoàn giám sát do các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn; các thành viên là cán bộ, chuyên viên các ban, đơn vị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (có thể mời thêm đại diện các cơ quan hữu quan, các tổ chức thành viên của Mặt trận).
Việc giám sát tại các địa phương được tiến hành như sau:
Giám sát đợt 1 từ 20/3 đến 11/4/2016
Nội dung giám sát về việc: Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương bảo đảm đúng pháp luật, bao gồm: cơ cấu, thành phần, số lượng thành viên tổ bầu cử (chú ý có các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử); việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử.
Giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và thủ tục, hồ sơ ứng cử: Việc dự kiến người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử; việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi công tác, nơi làm việc đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử; việc hướng dẫn thủ tục hoàn tất hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ (lưu ý hướng dẫn rõ ràng đối với người tự ứng cử); việc chuyển hồ sơ từ Ủy ban bầu cử sang Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; số lượng người được giới thiệu ứng cử so với số lượng đại biểu được bầu.
Giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử: Thành phần, số lượng cử tri; chương trình hội nghị cử tri; việc xác minh các vụ việc do cử tri nêu.
Giám sát đợt 2 từ 12 đến 26/4/2016
Nội dung giám sát liên quan đến việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri: Cách tính tuổi; tư cách cử tri và ghi tên cử tri vào danh sách; người không được ghi tên vào danh sách cử tri; việc niêm yết danh sách cử tri (nơi niêm yết danh sách cử tri).
Giám sát việc niêm yết danh sách những người ứng cử: Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội: Danh sách chính thức những người ứng cử do Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh lập và của Hội đồng bầu cử quốc gia gửi về có đúng không. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân: Theo danh sách chính thức những người ứng cử do hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp lập và Ủy ban bầu cử cùng cấp chuyển sang có đúng không.
Giám sát đợt 3 từ 28/4 đến 22/5/2016
Nội dung về giám sát việc vận động bầu cử: Hoạt động của những người ứng cử trong vận động bầu cử thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri và phương tiện thông tin đại chúng; bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu vận động bầu cử; hình thức, nội dung và thời gian vận động bầu cử; trách nhiệm tổ chức vận động bầu cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong vận động bầu cử; những vi phạm pháp luật (nếu có) trong quá trình vận động bầu cử.
Giám sát trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu, kiểm phiếu, tổng hợp kết quả bầu cử trong ngày bầu cử: Thẻ cử tri theo đúng mẫu quy định; bố trí khu vực bỏ phiếu; việc chấp hành nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (chú ý giám sát việc không được bỏ phiếu hộ người khác); việc đóng dấu "đã đi bầu" của tổ bầu cử vào thẻ cử tri đối với cử tri đã bỏ phiếu bầu; việc mở hòm phiếu và kiểm phiếu; việc tổng hợp kết quả bầu cử; việc ghi biên bản bầu cử.
Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát công tác bầu cử tại các địa phương với các hoạt động cụ thể như làm việc với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan ở địa phương (khi cần thiết) về tình hình triển khai công tác bầu cử tại địa phương; trực tiếp giám sát công tác bầu cử tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, thành phố. Kết thúc đợt giám sát, các đoàn giám sát có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam./.
Họp báo công bố các danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh, nhiệm kỳ 2016-2021. (Nguồn: TTXVN) |
Mục đích của việc giám sát nhằm nắm bắt tình hình, kết quả tổ chức triển khai công tác bầu cử tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương.
Công tác giám sát nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác bầu cử ở địa phương, những vi phạm pháp luật về bầu cử (nếu có) để có biện pháp hướng dẫn khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của nhân dân.
Hoạt động giám sát cuộc bầu cử phải được tiến hành kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung và tiến độ mà kế hoạch đã đề ra. Khi phát hiện những hành vi vi phạm phải thông tin kịp thời đến Thường trực Ban Chỉ đạo bầu cử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xem xét giải quyết; không tự ý xử lý vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của mình.
Theo kế hoạch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập các đoàn giám sát do các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn; các thành viên là cán bộ, chuyên viên các ban, đơn vị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (có thể mời thêm đại diện các cơ quan hữu quan, các tổ chức thành viên của Mặt trận).
Việc giám sát tại các địa phương được tiến hành như sau:
Giám sát đợt 1 từ 20/3 đến 11/4/2016
Nội dung giám sát về việc: Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương bảo đảm đúng pháp luật, bao gồm: cơ cấu, thành phần, số lượng thành viên tổ bầu cử (chú ý có các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử); việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử.
Giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và thủ tục, hồ sơ ứng cử: Việc dự kiến người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử; việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi công tác, nơi làm việc đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử; việc hướng dẫn thủ tục hoàn tất hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ (lưu ý hướng dẫn rõ ràng đối với người tự ứng cử); việc chuyển hồ sơ từ Ủy ban bầu cử sang Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; số lượng người được giới thiệu ứng cử so với số lượng đại biểu được bầu.
Giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử: Thành phần, số lượng cử tri; chương trình hội nghị cử tri; việc xác minh các vụ việc do cử tri nêu.
Giám sát đợt 2 từ 12 đến 26/4/2016
Nội dung giám sát liên quan đến việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri: Cách tính tuổi; tư cách cử tri và ghi tên cử tri vào danh sách; người không được ghi tên vào danh sách cử tri; việc niêm yết danh sách cử tri (nơi niêm yết danh sách cử tri).
Giám sát việc niêm yết danh sách những người ứng cử: Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội: Danh sách chính thức những người ứng cử do Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh lập và của Hội đồng bầu cử quốc gia gửi về có đúng không. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân: Theo danh sách chính thức những người ứng cử do hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp lập và Ủy ban bầu cử cùng cấp chuyển sang có đúng không.
Giám sát đợt 3 từ 28/4 đến 22/5/2016
Nội dung về giám sát việc vận động bầu cử: Hoạt động của những người ứng cử trong vận động bầu cử thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri và phương tiện thông tin đại chúng; bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu vận động bầu cử; hình thức, nội dung và thời gian vận động bầu cử; trách nhiệm tổ chức vận động bầu cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong vận động bầu cử; những vi phạm pháp luật (nếu có) trong quá trình vận động bầu cử.
Giám sát trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu, kiểm phiếu, tổng hợp kết quả bầu cử trong ngày bầu cử: Thẻ cử tri theo đúng mẫu quy định; bố trí khu vực bỏ phiếu; việc chấp hành nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (chú ý giám sát việc không được bỏ phiếu hộ người khác); việc đóng dấu "đã đi bầu" của tổ bầu cử vào thẻ cử tri đối với cử tri đã bỏ phiếu bầu; việc mở hòm phiếu và kiểm phiếu; việc tổng hợp kết quả bầu cử; việc ghi biên bản bầu cử.
Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát công tác bầu cử tại các địa phương với các hoạt động cụ thể như làm việc với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan ở địa phương (khi cần thiết) về tình hình triển khai công tác bầu cử tại địa phương; trực tiếp giám sát công tác bầu cử tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, thành phố. Kết thúc đợt giám sát, các đoàn giám sát có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam./.
(TTXVN/VIETNAM+)