(ĐN)- Sáng 27-2, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên đã tổ chức lễ kỷ niệm 144 năm ngày mất danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa (1872-2016).
(ĐN)- Sáng 27-2, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên đã tổ chức lễ kỷ niệm 144 năm ngày mất danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa (1872-2016).
Thầy và trò Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa (huyện Trảng Bom) tham quan tượng Bùi Hữu Nghĩa nằm trong vườn tượng Danh nhân văn hóa Trấn Biên, ôn lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông. |
Đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, TP.Biên Hòa, cùng với hơn 100 giáo viên, học sinh Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa (huyện Trảng Bom) có mặt tại buổi lễ đã cùng nhau dâng hương, tham quan tượng Bùi Hữu Nghĩa nằm trong khuôn viên Vườn tượng Danh nhân văn hóa Trấn Biên, cũng như ôn lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Theo các tài liệu lịch sử: danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa, sinh năm 1807 tại thôn Long Tuyền, tổng Định Thới, phủ Định Yên, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc tỉnh Cần Thơ). Ông đỗ thủ khoa kỳ thi hương năm 1835 và được bổ nhiệm nhiều chức vụ từ quan văn đến quan võ. Dù ở cương vị nào ông cũng là một vị quan thanh liêm và là một nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng. Đặc biệt, cuộc đời của ông còn gắn liền với vụ án oan Rạch Láng Thé- ông bị bọn quan tham nhũng vu khống xúi dân làm loạn để giết người vào năm 1848. May nhờ có bà Nguyễn Thị Tồn là vợ ông đã vượt đường xa từ Biên Hòa ra kinh đô Phú Xuân (tỉnh Thừa- Thiên- Huế ngày nay) để kêu oan với triều đình, cộng với sự giúp đỡ của Phan Thanh Giản mà ông mới được vua Tự Đức xuống chiếu tha cho tội chết nhưng phải đoái công chuộc tội. Ông mất năm 1872 thọ 65 tuổi.
Được biết, hiện danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa là 1 trong 12 nhân vật tiêu biểu đang được thờ phụng tại Nhà Bái đường đồng thời được tạc tượng trưng bày trong Vườn tượng Danh nhân văn hóa Trấn Biên tại Văn miếu Trấn Biên.
Văn Truyên