Buổi làm việc chiều 11/12 trong khuôn khổ Phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian lớn cho việc đánh giá toàn diện kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII vừa qua và cho ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2016 sắp tới.
Buổi làm việc chiều 11/12 trong khuôn khổ Phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian lớn cho việc đánh giá toàn diện kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII vừa qua và cho ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2016 sắp tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định sẽ đưa dự án Luật Biểu tình trình vào danh mục xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, chương trình kỳ họp thứ 10 được bố trí hợp lý, khoa học, chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm hoàn thành các nội dung, rút ngắn thời gian tiến hành kỳ họp.
Việc điều chỉnh chương trình kỳ họp linh hoạt, kịp thời, phù hợp với thực tế và đáp ứng yêu cầu, đề nghị của đại biểu.
Các phiên thảo luận tại tổ, hội trường và phiên thông qua được bố trí xen kẽ hợp lý, bảo đảm thời gian cho công tác tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết. Chất lượng các phiên họp tổ và hội trường tiếp tục được nâng cao, có nhiều đổi mới, tạo điều kiện để đại biểu thảo luận sôi nổi, tích cực.
Các ý kiến phát biểu phong phú, sâu sắc, thẳng thắn, không né tránh, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết trước những vấn đề thời sự mà cử tri bức xúc, quan tâm.
Công tác điều hành của Đoàn Chủ tịch tiếp tục được đổi mới, khoa học, linh hoạt, sát diễn biến thực tế; phát huy quyền của đại biểu, hướng đại biểu tập trung vào những vấn đề trọng tâm, tạo được không khí dân chủ, nghiêm túc trong hội trường, góp phần đáng kể vào sự thành công của kỳ họp.
Đặc biệt việc điều hành các phiên chất vấn diễn ra thành công, được các vị đại biểu đánh giá cao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, thành công của kỳ họp thứ 10 đã tiếp tục thể hiện quyết tâm cao của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp; triển khai thi hành Hiến pháp, nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng, đóng góp tích cực đối với sự phát triển của đất nước, không ngừng khẳng định niềm tin, trách nhiệm và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Theo Tờ trình của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc về dự kiến các nội dung bàn thảo của Kỳ họp thứ 11 tới khi mạc ngày 21/3/2016 và bế mạc vào sáng thứ tư, ngày 6/4/2016.
Quốc hội sẽ dành 5 ngày cho công tác xây dựng pháp luật với việc xem xét thông qua 7 dự án luật đã được xin ý kiến các đại biểu Quốc hội từ các kỳ họp trước bao gồm: Luật tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi. Đặc biệt, Quốc hội sẽ dành thời gian 1 ngày để cho ý kiến về dự án Luật biểu tình.
Tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa vào chương trình các vấn đề kinh tế-xã hội của Kỳ họp thứ 11 nội dung đánh giá bổ sung tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2016 và xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của Quốc hội; các cơ quan của Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ dành thời gian dự phòng để xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền các Hiệp định, Hiệp ước, Điều ước quốc tế đến thời điểm thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa hai dự án Luật Hành chính công và Luật Cảnh vệ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại các kỳ họp tới để lấy ý kiến, đánh giá, nếu đủ điều kiện sẽ đưa vào chương trình của kỳ họp thứ 11.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký. Theo dự thảo Ban Thư ký là một tổ chức hoạt động như một bộ phận thường trực, tập hợp những công chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, am hiểu sâu về quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, có khả năng tác nghiệp, giúp Tổng Thư ký Quốc hội trực tiếp điều hành, xử lý công việc và giúp thông tin, kết nối kịp thời hoạt động giữa Tổng Thư ký Quốc hội với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan khác.
Qua thảo luận, Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Nghị quyết; có ý kiến đề nghị quy định 2 Phó Tổng Thư ký trong đó, một người là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, một người khác là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Cũng trong chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc Hội đồng bầu cử Quốc gia. Theo đó, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Đây cũng là buổi làm việc cuối cùng của Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, chương trình kỳ họp thứ 10 được bố trí hợp lý, khoa học, chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm hoàn thành các nội dung, rút ngắn thời gian tiến hành kỳ họp.
Việc điều chỉnh chương trình kỳ họp linh hoạt, kịp thời, phù hợp với thực tế và đáp ứng yêu cầu, đề nghị của đại biểu.
Các phiên thảo luận tại tổ, hội trường và phiên thông qua được bố trí xen kẽ hợp lý, bảo đảm thời gian cho công tác tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết. Chất lượng các phiên họp tổ và hội trường tiếp tục được nâng cao, có nhiều đổi mới, tạo điều kiện để đại biểu thảo luận sôi nổi, tích cực.
Các ý kiến phát biểu phong phú, sâu sắc, thẳng thắn, không né tránh, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết trước những vấn đề thời sự mà cử tri bức xúc, quan tâm.
Công tác điều hành của Đoàn Chủ tịch tiếp tục được đổi mới, khoa học, linh hoạt, sát diễn biến thực tế; phát huy quyền của đại biểu, hướng đại biểu tập trung vào những vấn đề trọng tâm, tạo được không khí dân chủ, nghiêm túc trong hội trường, góp phần đáng kể vào sự thành công của kỳ họp.
Đặc biệt việc điều hành các phiên chất vấn diễn ra thành công, được các vị đại biểu đánh giá cao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, thành công của kỳ họp thứ 10 đã tiếp tục thể hiện quyết tâm cao của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp; triển khai thi hành Hiến pháp, nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng, đóng góp tích cực đối với sự phát triển của đất nước, không ngừng khẳng định niềm tin, trách nhiệm và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Theo Tờ trình của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc về dự kiến các nội dung bàn thảo của Kỳ họp thứ 11 tới khi mạc ngày 21/3/2016 và bế mạc vào sáng thứ tư, ngày 6/4/2016.
Quốc hội sẽ dành 5 ngày cho công tác xây dựng pháp luật với việc xem xét thông qua 7 dự án luật đã được xin ý kiến các đại biểu Quốc hội từ các kỳ họp trước bao gồm: Luật tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi. Đặc biệt, Quốc hội sẽ dành thời gian 1 ngày để cho ý kiến về dự án Luật biểu tình.
Tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa vào chương trình các vấn đề kinh tế-xã hội của Kỳ họp thứ 11 nội dung đánh giá bổ sung tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2016 và xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của Quốc hội; các cơ quan của Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ dành thời gian dự phòng để xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền các Hiệp định, Hiệp ước, Điều ước quốc tế đến thời điểm thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa hai dự án Luật Hành chính công và Luật Cảnh vệ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại các kỳ họp tới để lấy ý kiến, đánh giá, nếu đủ điều kiện sẽ đưa vào chương trình của kỳ họp thứ 11.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký. Theo dự thảo Ban Thư ký là một tổ chức hoạt động như một bộ phận thường trực, tập hợp những công chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, am hiểu sâu về quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, có khả năng tác nghiệp, giúp Tổng Thư ký Quốc hội trực tiếp điều hành, xử lý công việc và giúp thông tin, kết nối kịp thời hoạt động giữa Tổng Thư ký Quốc hội với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan khác.
Qua thảo luận, Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Nghị quyết; có ý kiến đề nghị quy định 2 Phó Tổng Thư ký trong đó, một người là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, một người khác là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Cũng trong chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc Hội đồng bầu cử Quốc gia. Theo đó, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Đây cũng là buổi làm việc cuối cùng của Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII./.
(TTXVN/VIETNAM+)