(ĐN) – Ngày 12-12, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai tổ chức buổi hội thảo với 2 chuyên đề "chống bán phá giá – công cụ pháp lý hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu" và "Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định TPP".
Quang cảnh buổi hội thảo |
(ĐN) – Ngày 12-12, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai tổ chức buổi hội thảo với 2 chuyên đề “chống bán phá giá – công cụ pháp lý hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” và “Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định TPP”.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ về phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập hiện nay với 3 biện pháp (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) mang tính rào cản mà Việt Nam có thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam ít lo bị doanh nghiệp trong nước kiện phòng vệ thương mại. Qua thống kê từ năm 2004 đến tháng 10-2015, tại Việt Nam mới có 1 vụ điều tra chống bán phá giá, 3 vụ điều tra tự vệ.
Nguyên nhân doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại là do khả năng tập hợp lực lượng, huy động nguồn lực và tập hợp bằng chứng còn yếu. Với chủ đề TPP, các diễn giả đã nhấn mạnh đến quy tắc xuất xứ trong TPP để doanh nghiệp nắm rõ, đây là quy tắc xác định mức độ sản xuất, nguồn nguyên vật liệu được phép sử dụng và xác định một sản phẩm có đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan hay không.
Khắc Giới