Toàn văn Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được công bố hồi đầu tháng 11, trong đó, các thỏa thuận về lao động đều tham chiếu đến Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động (1998) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Toàn văn Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được công bố hồi đầu tháng 11, trong đó, các thỏa thuận về lao động đều tham chiếu đến Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động (1998) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Các nước thành viên TPP sẽ phải tuân thủ tám công ước cơ bản của ILO trong các lĩnh vực chủ yếu về tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Trong thông cáo báo chí của ILO ngày hôm nay, Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee cho biết “ILO sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho Chính phủ và các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động trong việc hoàn thiện pháp luật, các thiết chế và thực hành của Việt Nam để tuân thủ chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn có liên quan của ILO. Điều này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, bình đẳng và hài hòa tại Việt Nam.”
Gần đây, Việt Nam và các đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam. Theo chương lao động của Hiệp định TPP và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, để thụ hưởng đầy đủ các lợi ích từ các điều khoản có lợi được đề cập trong các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có nghĩa vụ cải cách cả hệ thống pháp luật và các thiết chế và thực hành của mình, để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.
Ông Chang-Hee Lee nhận định: Một hệ thống quan hệ lao động dựa trên quyền tự do liên kết và việc công nhận quyền thương lượng tập thể là một đặc điểm chung của các nền kinh tế thị trường hiện đại. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều đó đóng góp cho sự tăng trưởng công bằng và quan hệ lao động hài hòa hơn vì nó giúp tạo ra sự cân bằng quyền lực hơn giữa người lao động và người sử dụng lao động và cho người lao động có tiếng nói trong việc xác lập tiền lương và các điều kiện làm việc thông qua đối thoại.”
Ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh, các cam kết của Chính phủ đối với các tiêu chuẩn của ILO về Tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể cho thấy Việt Nam sẵn sàng tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc phổ quát được duy trì bởi các quốc gia thành viên của ILO.
ILO cũng cam kết sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và các đối tác xã hội giải quyết những thách thức về thị trường lao động và chính sách xã hội phát sinh khi Việt Nam thực hiện những nội dung khác nhau của các hiệp định thương mại tự do./.
Việc tuân thủ các công ước cơ bản của ILO sẽ bảo vệ quyền lợi của người lao động tốt hơn. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Trong thông cáo báo chí của ILO ngày hôm nay, Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee cho biết “ILO sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho Chính phủ và các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động trong việc hoàn thiện pháp luật, các thiết chế và thực hành của Việt Nam để tuân thủ chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn có liên quan của ILO. Điều này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, bình đẳng và hài hòa tại Việt Nam.”
Gần đây, Việt Nam và các đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam. Theo chương lao động của Hiệp định TPP và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, để thụ hưởng đầy đủ các lợi ích từ các điều khoản có lợi được đề cập trong các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có nghĩa vụ cải cách cả hệ thống pháp luật và các thiết chế và thực hành của mình, để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.
Ông Chang-Hee Lee nhận định: Một hệ thống quan hệ lao động dựa trên quyền tự do liên kết và việc công nhận quyền thương lượng tập thể là một đặc điểm chung của các nền kinh tế thị trường hiện đại. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều đó đóng góp cho sự tăng trưởng công bằng và quan hệ lao động hài hòa hơn vì nó giúp tạo ra sự cân bằng quyền lực hơn giữa người lao động và người sử dụng lao động và cho người lao động có tiếng nói trong việc xác lập tiền lương và các điều kiện làm việc thông qua đối thoại.”
Ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh, các cam kết của Chính phủ đối với các tiêu chuẩn của ILO về Tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể cho thấy Việt Nam sẵn sàng tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc phổ quát được duy trì bởi các quốc gia thành viên của ILO.
ILO cũng cam kết sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và các đối tác xã hội giải quyết những thách thức về thị trường lao động và chính sách xã hội phát sinh khi Việt Nam thực hiện những nội dung khác nhau của các hiệp định thương mại tự do./.
Năm 1992, Việt Nam trở thành thành viên của ILO và đến nay đã phê chuẩn 21 công ước của ILO bao gồm năm trong số tám công ước cơ bản.
Các công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn: Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 (phê chuẩn năm 2007), Công ước về tuổi tối thiểu được đi làm việc năm 1973 (phê chuẩn năm 2003), Công ước về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất 1999 ( (phê chuẩn năm 2000), Công ước về trả công bình đẳng năm 1951 (phê chuẩn năm 1997), Công ước về phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958 (phê chuẩn năm 1997).
Một số công ước Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn: Công ước về quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể năm 1949, Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức năm 1957, Công ước về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức năm 1948.
(VIETNAM+)