Với vai trò là trung tâm, người dân có quyền tham gia các phiên họp công khai của Quốc hội tại nghị trường để tìm hiểu và giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
Với vai trò là trung tâm, người dân có quyền tham gia các phiên họp công khai của Quốc hội tại nghị trường để tìm hiểu và giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
Hơn nữa, Quốc hội cần phải có những quy định cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các kỳ họp cũng như vai trò của người đại biểu nhân dân đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong phiên họp chiều nay (27/10) về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), nhiều ý kiến của các đại biểu đã góp ý sôi nổi về những vấn đề trên.
Đại biểu Võ Thị Dung (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh): Theo tôi cần có điều luật quy định công dân được quyền giám sát các phiên họp công khai của Quốc hội.
Bên cạnh đó, cần xem xét lại việc quy định đại biểu Quốc hội chỉ được 2 phút đặt câu hỏi cho người trả lời chất vấn, nếu như vậy nhiều câu trả lời của người trả lời chất vấn không đạt yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh):Công dân phải được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Muốn như vậy thì các chương trình kỳ họp khi được Quốc hội thông qua cũng phải công khai cho người dân biết và người dân có thể đến dự thính một phiên họp công khai nào đó. Đây là quyền của người dân nhằm thực hiện quyền giám sát đối với Quốc hội.
Để làm được việc này, trước mỗi kỳ họp, Ban thư ký có thể để người dân đăng ký tham dự qua thư điện tử, hoặc đưa ra một cách nào thuận lợi nhất để người dân khi quan tâm có thể tham gia sao cho phù hợp nhất với quy mô của hội trường.
Bên cạnh đó, ngoài những nội dung được truyền hình trực tiếp trên VTV thì thông qua kênh Truyền hình Quốc hội cũng phải có hướng để tuyên truyền về luật giúp người dân có thể theo dõi và giám sát các đại biểu cũng như hoạt động của quốc hội.
Đại biểu Bùi Thị An (Đoàn Hà Nội): Hoạt động của Quốc hội chính là thảo luận ở nghị trường. Cần tăng thời lượng truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi các hoạt động của Quốc hội cũng như những người cầm lá phiếu bỏ cho họ.
Nên tuân theo nguyên tắc mời đại biểu phát biểu, tôi là một trong những người gần như bấm đầu tiên nhưng gần đến cuối mới được phát biểu.
Do vậy việc đổi mới phương thức chất vấn, không theo chỉ định Bộ trưởng mà tất cả các ngành, các vấn đề bức xúc xã hội gom lại để chất vấn là tốt.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (Đoàn Hà Nội): Về việc Quốc hội nghỉ sớm trong một ngày làm việc theo tôi việc nghỉ sớm như vậy thì có làm hay không hay về đi chơi.
Theo tôi, hoạt động Quốc hội không đơn thuần chỉ trong 8 giờ trên hội trường và chất lượng cũng không đơn thuần trong thời gian họp và thảo luận ở tổ mà còn rất nhiều những hoạt động khác ngoài giờ hành chính như tiếp xúc cử tri...
Tuy nhiên tôi thấy thời gian vừa qua có nhiều đại biểu vắng mặt, dù có nhắc nhở, mà việc đã nhắc vẫn nghỉ nghĩa là công việc bất khả kháng.
Có thể thấy 70% đại biểu là kiêm nhiệm, nhiều đại biểu giữ trọng trách quan trọng, cho nên việc bàn giao hoàn toàn công việc là không có, các đồng chí cần có những chỉ đạo điều hành. Đa phần vắng ở buổi thảo luận chuyên ngành, chuyên sâu…
Đại biểu Chu Sơn Hà (Đoàn Hà Nội): Tôi đề nghị có điều quy định trách nhiệm của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp toàn thể. Điều này phải có mấy nội dung, bằng mọi biện pháp để tổ chức có hiệu quả nội dung phiên họp đó nhằm chấp hành nội quy của kỳ họp cũng như làm đúng chương trình của kỳ họp.
Ngoài ra, Quốc hội cũng cần có quy định cụ thể về thời gian gửi văn bản tới Quốc hội trước bao nhiêu ngày tính đến thời điểm thảo luận, theo luật ban hành văn bản, có như vậy các ý kiến thảo luận mới tập trung và đúng trọng tâm./.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) |
Trong phiên họp chiều nay (27/10) về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), nhiều ý kiến của các đại biểu đã góp ý sôi nổi về những vấn đề trên.
Đại biểu Võ Thị Dung (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh): Theo tôi cần có điều luật quy định công dân được quyền giám sát các phiên họp công khai của Quốc hội.
Bên cạnh đó, cần xem xét lại việc quy định đại biểu Quốc hội chỉ được 2 phút đặt câu hỏi cho người trả lời chất vấn, nếu như vậy nhiều câu trả lời của người trả lời chất vấn không đạt yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh):Công dân phải được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Muốn như vậy thì các chương trình kỳ họp khi được Quốc hội thông qua cũng phải công khai cho người dân biết và người dân có thể đến dự thính một phiên họp công khai nào đó. Đây là quyền của người dân nhằm thực hiện quyền giám sát đối với Quốc hội.
Để làm được việc này, trước mỗi kỳ họp, Ban thư ký có thể để người dân đăng ký tham dự qua thư điện tử, hoặc đưa ra một cách nào thuận lợi nhất để người dân khi quan tâm có thể tham gia sao cho phù hợp nhất với quy mô của hội trường.
Bên cạnh đó, ngoài những nội dung được truyền hình trực tiếp trên VTV thì thông qua kênh Truyền hình Quốc hội cũng phải có hướng để tuyên truyền về luật giúp người dân có thể theo dõi và giám sát các đại biểu cũng như hoạt động của quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đang góp ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) |
Nên tuân theo nguyên tắc mời đại biểu phát biểu, tôi là một trong những người gần như bấm đầu tiên nhưng gần đến cuối mới được phát biểu.
Do vậy việc đổi mới phương thức chất vấn, không theo chỉ định Bộ trưởng mà tất cả các ngành, các vấn đề bức xúc xã hội gom lại để chất vấn là tốt.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (Đoàn Hà Nội): Về việc Quốc hội nghỉ sớm trong một ngày làm việc theo tôi việc nghỉ sớm như vậy thì có làm hay không hay về đi chơi.
Theo tôi, hoạt động Quốc hội không đơn thuần chỉ trong 8 giờ trên hội trường và chất lượng cũng không đơn thuần trong thời gian họp và thảo luận ở tổ mà còn rất nhiều những hoạt động khác ngoài giờ hành chính như tiếp xúc cử tri...
Tuy nhiên tôi thấy thời gian vừa qua có nhiều đại biểu vắng mặt, dù có nhắc nhở, mà việc đã nhắc vẫn nghỉ nghĩa là công việc bất khả kháng.
Có thể thấy 70% đại biểu là kiêm nhiệm, nhiều đại biểu giữ trọng trách quan trọng, cho nên việc bàn giao hoàn toàn công việc là không có, các đồng chí cần có những chỉ đạo điều hành. Đa phần vắng ở buổi thảo luận chuyên ngành, chuyên sâu…
Đại biểu Chu Sơn Hà (Đoàn Hà Nội): Tôi đề nghị có điều quy định trách nhiệm của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp toàn thể. Điều này phải có mấy nội dung, bằng mọi biện pháp để tổ chức có hiệu quả nội dung phiên họp đó nhằm chấp hành nội quy của kỳ họp cũng như làm đúng chương trình của kỳ họp.
Ngoài ra, Quốc hội cũng cần có quy định cụ thể về thời gian gửi văn bản tới Quốc hội trước bao nhiêu ngày tính đến thời điểm thảo luận, theo luật ban hành văn bản, có như vậy các ý kiến thảo luận mới tập trung và đúng trọng tâm./.
(VIETNAM+)