Tại cuộc họp báo chuyên đề về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước diễn ra ngày 26/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, năm 2015 ngân sách sẽ tăng vượt dự toán khoảng 17.400 tỷ đồng, dù ngân sách Trung ương hụt thu 31.000 tỷ đồng.
Tại cuộc họp báo chuyên đề về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước diễn ra ngày 26/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, năm 2015 ngân sách sẽ tăng vượt dự toán khoảng 17.400 tỷ đồng, dù ngân sách Trung ương hụt thu 31.000 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, số thu tăng chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế khá, khoảng 6,5% cùng với chỉ số giá tiêu dùng thấp khoảng 1,5-2% đã tạo thuận lợi cho đầu vào của nền kinh tế. Từ đó tác động khiến thuế thu nhập doanh nghiệp tăng cao, thuế giá trị gia tăng tăng khá.
Lý giải về nguyên nhân khiến ngân sách Trung ương hụt thu, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết là do giá dầu thô giảm (dự toán đầu năm là 100 USD/thùng nhưng thực tế chỉ còn 54 USD/thùng) và việc điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng theo cam kết tại của các Hiệp định thương mại.
Vì vậy, khi trình Quốc hội, Chính phủ đã có kiến nghị cho phép sử dụng 10.000 tỷ đồng từ phần đã thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước đề bù đắp (không phải số tiền thoái vốn 10 doanh nghiệp vừa được Chính phủ yêu cầu).
Tuy nhiên, quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong tổ chức thực hiện, các đơn vị luôn tập trung vào các giải pháp làm sao thu đúng, thu đủ, thu kịp thời để đảm bảo cân đối được ngân sách Trung ương, giảm tối đa việc sử dụng từ nguồn 10.000 tỷ đồng này.
Để giải quyết những vấn đề trên, Thứ trưởng đưa ra 3 vấn đề cần tập trung, đó là cương quyết thu hồi khoản nợ 34.000 tỷ đồng doanh nghiệp có khả năng nộp nhưng chưa nộp. Các khoản cụ thể đã có con số, địa chỉ cụ thể lưu tại từng Cục Thuế. Bên cạnh đó, tiếp tục tiến hành thanh, kiểm tra để đảm bảo truy thu thuế đúng, đủ.
Việt Nam hiện có 506.000 doanh nghiệp tự khai tự nộp thuế, trong khi Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn chỉ rõ, kết quả thanh tra 9 tháng, cơ quan thuế đã lập biên bản trên 8.000 tỷ đồng truy thu thuế và đã thu về cho ngân sách 5.000 tỷ đồng. “Số tiền còn lại nhất định đấu tranh thu đúng pháp luật, không tận thu nhưng phải công bằng,” Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng nêu rõ trong tình hình ngân sách gặp rất nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp lớn ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, cố tình chiếm dụng các khoản phải nộp ngân sách.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn lấy ví dụ như Liên doanh Dầu khí Việt-Nga, năm 2014 giá dầu bình quân trên 100 USD/thùng, với quy định của pháp luật cũng như các Hiệp định đã ký kết, đơn vị này phải nộp thuế 86 triệu USD (khoảng 2.000 tỷ đồng). Số này bao gồm khoản chênh giữa giá kế hoạch và giá thực hiện đơn vị phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp; khoản nộp thuế quyền lợi nước chủ nhà.
“Đến thời điểm hiện tại, dù chúng tôi xin ý kiến của Thủ tướng nhưng đơn vị lấy lý do này khác, vin vào giá dầu xuống không chịu nộ," Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã thành lập 5 đơn vị thanh tra chống chuyển giá chuyên trách để tập trung vào những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có liên kết, có dấu hiệu chuyển giá để đấu tranh. Đây cũng là một giải pháp để thực hiện thu ngân sách.
Về vấn đề nợ công, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết, theo dự toán ngân sách hiện nay nếu tính đủ cả vốn vay ODA năm 2016 nợ công của Việt Nam là 63,2%, dù mức cao nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn./.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chủ trì buổi họp báo. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN) |
Lý giải về nguyên nhân khiến ngân sách Trung ương hụt thu, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết là do giá dầu thô giảm (dự toán đầu năm là 100 USD/thùng nhưng thực tế chỉ còn 54 USD/thùng) và việc điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng theo cam kết tại của các Hiệp định thương mại.
Vì vậy, khi trình Quốc hội, Chính phủ đã có kiến nghị cho phép sử dụng 10.000 tỷ đồng từ phần đã thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước đề bù đắp (không phải số tiền thoái vốn 10 doanh nghiệp vừa được Chính phủ yêu cầu).
Tuy nhiên, quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong tổ chức thực hiện, các đơn vị luôn tập trung vào các giải pháp làm sao thu đúng, thu đủ, thu kịp thời để đảm bảo cân đối được ngân sách Trung ương, giảm tối đa việc sử dụng từ nguồn 10.000 tỷ đồng này.
Để giải quyết những vấn đề trên, Thứ trưởng đưa ra 3 vấn đề cần tập trung, đó là cương quyết thu hồi khoản nợ 34.000 tỷ đồng doanh nghiệp có khả năng nộp nhưng chưa nộp. Các khoản cụ thể đã có con số, địa chỉ cụ thể lưu tại từng Cục Thuế. Bên cạnh đó, tiếp tục tiến hành thanh, kiểm tra để đảm bảo truy thu thuế đúng, đủ.
Việt Nam hiện có 506.000 doanh nghiệp tự khai tự nộp thuế, trong khi Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn chỉ rõ, kết quả thanh tra 9 tháng, cơ quan thuế đã lập biên bản trên 8.000 tỷ đồng truy thu thuế và đã thu về cho ngân sách 5.000 tỷ đồng. “Số tiền còn lại nhất định đấu tranh thu đúng pháp luật, không tận thu nhưng phải công bằng,” Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng nêu rõ trong tình hình ngân sách gặp rất nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp lớn ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, cố tình chiếm dụng các khoản phải nộp ngân sách.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn lấy ví dụ như Liên doanh Dầu khí Việt-Nga, năm 2014 giá dầu bình quân trên 100 USD/thùng, với quy định của pháp luật cũng như các Hiệp định đã ký kết, đơn vị này phải nộp thuế 86 triệu USD (khoảng 2.000 tỷ đồng). Số này bao gồm khoản chênh giữa giá kế hoạch và giá thực hiện đơn vị phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp; khoản nộp thuế quyền lợi nước chủ nhà.
“Đến thời điểm hiện tại, dù chúng tôi xin ý kiến của Thủ tướng nhưng đơn vị lấy lý do này khác, vin vào giá dầu xuống không chịu nộ," Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã thành lập 5 đơn vị thanh tra chống chuyển giá chuyên trách để tập trung vào những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có liên kết, có dấu hiệu chuyển giá để đấu tranh. Đây cũng là một giải pháp để thực hiện thu ngân sách.
Về vấn đề nợ công, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết, theo dự toán ngân sách hiện nay nếu tính đủ cả vốn vay ODA năm 2016 nợ công của Việt Nam là 63,2%, dù mức cao nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn./.
(TTXVN/VIETNAM+)