Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 10, sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 10, sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).
Đây là lần thứ ba dự thảo Bộ luật được Quốc hội thảo trước khi biểu quyết thông qua tại Kỳ họp này.
Cần quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành việc cần quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền để thể chế hóa Hiến pháp về việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về áp dụng tập quán, lẽ công bằng, tương tự pháp luật cho phù hợp với quy định Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đồng tình với quy định bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền trong dự thảo Bộ luật, đại biểu Nguyễn Kim Thúy (Đà Nẵng) nhấn mạnh pháp luật không thể bao quát, dự liệu hết tất cả các trường hợp phát sinh trong xã hội nên quy định áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự cũng như án lệ, lẽ công bằng để giải quyết là phù hợp.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị vế đầu khoản 2 Điều 14 chỉ nên quy định: Tòa án không được từ chối giải quyết tranh chấp dân sự vì lý do chưa có điều luật luật áp dụng, tức là không nên quy định cả về việc dân sự.
Theo đại biểu Nguyễn Kim Thúy, việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý để là căn cứ để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý và hành vi pháp lý, nên một sự kiện chưa có quy định của pháp luật thì tòa án không thể áp dụng tập quán pháp luật, tương tự pháp luật để giải quyết, đại biểu nêu rõ.
Thể hiện sự tán thành với quy định như dự thảo, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) đánh giá việc cho phép áp dụng tập quán, lẽ công bằng, tương tự pháp luật không trái với quy định Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Thực tế pháp luật không thể bao quát, dự liệu hết mọi tình huống phát sinh trong xã hội, do đó quy định này trong dự thảo Bộ luật là phù hợp.
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm quy định về áp dụng tập quán, áp dụng quy định tương tự của pháp luật hiện đã có trong Bộ luật dân sự hiện hành (Điều 3 Bộ luật dân sự 2005).
Tham khảo kinh nghiệm thế giới cho thấy, ở những nước có nền pháp lý phát triển, hệ thống luật thành văn cũng không thể bao quát hết mọi tình huống phát sinh trong xã hội. Vì vậy, việc quy định cho phép áp dụng tập quán, tương tự pháp luật và lẽ công bằng trong Bộ luật dân sự là cần thiết.
Để áp dụng cơ chế này, trước hết phải tin tưởng và giao cho Thẩm phán áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, lẽ công bằng trong xét xử. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và do đó quy định như dự thảo Bộ luật là phù hợp.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Bộ luật quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không phải là chủ thể của quan hệ dân sự, mà tùy thuộc vào từng quan hệ dân sự, việc tham gia của các chủ thể này thực hiện thông qua các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc thông qua người đại diện.
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) qua tổng kết thi hành Bộ luật dân sự hiện hành cho thấy có rất nhiều bất cấp, vướng mắc trong việc xác định tư cách thành viên, tư cách đại diện tài sản chung, trách nhiệm pháp lý…
Đại biểu phân tích: về bản chất pháp lý, sự tham gia của các chủ thể này thực chất là sự tham gia của cá nhân chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự bằng tài sản riêng của mình. Hơn nữa, Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng nên theo đại biểu phương án 1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội là hợp lý.
Theo đó, "trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mỗi thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể của quan hệ dân sự trực tiếp tham gia hoặc cử người đại diện tham gia quan hệ dân sự. Việc cử, thay đổi người đại diện phải được lập thành văn bản. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác cử làm đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai."
Tán thành với lập luận này, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nêu rõ việc loại bỏ hộ gia đình, tổ hợp tác ra khỏi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là phù hợp vì trong thực tế đã xuất hiện nhiều vướng mắc khi để các thành phần này tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Đại biểu nhấn mạnh việc bỏ hộ gia đình, tổ hợp tác ra khỏi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không vướng gì trong xử lý thực tế hiện nay vì tại Điều 101 đã có quy định rõ hộ gia đình, tổ hợp tác có thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự vào những trường hợp nhất định.
Tại phiên họp, các ý kiến tập trung thảo luận về các vấn đề lớn vẫn còn những ý kiến khác nhau xung quanh quy định về chuyển đổi giới tính (Điều 37); hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129); thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 419); lãi suất (Điều 467)…
Theo chương trình, buổi chiều Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này./.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Cần quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành việc cần quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền để thể chế hóa Hiến pháp về việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về áp dụng tập quán, lẽ công bằng, tương tự pháp luật cho phù hợp với quy định Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đồng tình với quy định bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền trong dự thảo Bộ luật, đại biểu Nguyễn Kim Thúy (Đà Nẵng) nhấn mạnh pháp luật không thể bao quát, dự liệu hết tất cả các trường hợp phát sinh trong xã hội nên quy định áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự cũng như án lệ, lẽ công bằng để giải quyết là phù hợp.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị vế đầu khoản 2 Điều 14 chỉ nên quy định: Tòa án không được từ chối giải quyết tranh chấp dân sự vì lý do chưa có điều luật luật áp dụng, tức là không nên quy định cả về việc dân sự.
Theo đại biểu Nguyễn Kim Thúy, việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý để là căn cứ để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý và hành vi pháp lý, nên một sự kiện chưa có quy định của pháp luật thì tòa án không thể áp dụng tập quán pháp luật, tương tự pháp luật để giải quyết, đại biểu nêu rõ.
Thể hiện sự tán thành với quy định như dự thảo, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) đánh giá việc cho phép áp dụng tập quán, lẽ công bằng, tương tự pháp luật không trái với quy định Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Thực tế pháp luật không thể bao quát, dự liệu hết mọi tình huống phát sinh trong xã hội, do đó quy định này trong dự thảo Bộ luật là phù hợp.
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm quy định về áp dụng tập quán, áp dụng quy định tương tự của pháp luật hiện đã có trong Bộ luật dân sự hiện hành (Điều 3 Bộ luật dân sự 2005).
Tham khảo kinh nghiệm thế giới cho thấy, ở những nước có nền pháp lý phát triển, hệ thống luật thành văn cũng không thể bao quát hết mọi tình huống phát sinh trong xã hội. Vì vậy, việc quy định cho phép áp dụng tập quán, tương tự pháp luật và lẽ công bằng trong Bộ luật dân sự là cần thiết.
Để áp dụng cơ chế này, trước hết phải tin tưởng và giao cho Thẩm phán áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, lẽ công bằng trong xét xử. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và do đó quy định như dự thảo Bộ luật là phù hợp.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Bộ luật quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không phải là chủ thể của quan hệ dân sự, mà tùy thuộc vào từng quan hệ dân sự, việc tham gia của các chủ thể này thực hiện thông qua các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc thông qua người đại diện.
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) qua tổng kết thi hành Bộ luật dân sự hiện hành cho thấy có rất nhiều bất cấp, vướng mắc trong việc xác định tư cách thành viên, tư cách đại diện tài sản chung, trách nhiệm pháp lý…
Đại biểu phân tích: về bản chất pháp lý, sự tham gia của các chủ thể này thực chất là sự tham gia của cá nhân chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự bằng tài sản riêng của mình. Hơn nữa, Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng nên theo đại biểu phương án 1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội là hợp lý.
Theo đó, "trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mỗi thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể của quan hệ dân sự trực tiếp tham gia hoặc cử người đại diện tham gia quan hệ dân sự. Việc cử, thay đổi người đại diện phải được lập thành văn bản. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác cử làm đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai."
Tán thành với lập luận này, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nêu rõ việc loại bỏ hộ gia đình, tổ hợp tác ra khỏi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là phù hợp vì trong thực tế đã xuất hiện nhiều vướng mắc khi để các thành phần này tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Đại biểu nhấn mạnh việc bỏ hộ gia đình, tổ hợp tác ra khỏi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không vướng gì trong xử lý thực tế hiện nay vì tại Điều 101 đã có quy định rõ hộ gia đình, tổ hợp tác có thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự vào những trường hợp nhất định.
Tại phiên họp, các ý kiến tập trung thảo luận về các vấn đề lớn vẫn còn những ý kiến khác nhau xung quanh quy định về chuyển đổi giới tính (Điều 37); hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129); thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 419); lãi suất (Điều 467)…
Theo chương trình, buổi chiều Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này./.
(TTXVN/VIETNAM+)