Thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, ngày 26/10, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiến hành Kỳ họp thứ 16.
Thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, ngày 26/10, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiến hành Kỳ họp thứ 16.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thảo luận, góp ý kiến hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020.
Phát biểu ý kiến tại Kỳ họp, ông Đinh Thế Huynh nêu rõ thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/10/2011 của Bộ Chính trị, khóa XI, về định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KX.04/11-15 về nghiên cứu lý luận chính trị do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và trực tiếp tổ chức thực hiện, đến nay các đề tài cơ bản đã được nghiệm thu cấp nhà nước.
Để hoàn thiện Báo cáo tổng kết giai đoạn vừa qua, đề xuất, kiến nghị định hướng, nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn tiếp theo, ông Đinh Thế Huynh đề nghị các thành viên phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm cao trong thảo luận, tập trung cho ý kiến đánh giá khái quát kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, cả ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân, đặc biệt là nêu bật những kết quả nghiên cứu mới của Chương trình, những đóng góp trong việc soạn thảo và ban hành các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị và phục vụ soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Ông Đinh Thế Huynh lưu ý trong thảo luận, đánh giá, cần gắn với hai nhận định mới: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, tiến hành thí điểm nhiều, nhưng chậm tổng kết thành lý luận, chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước” (nêu trong Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới) và “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới” (nêu trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng).
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh năm năm tới, tình hình thế giới và trong nước tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phải có những đổi mới mạnh mẽ.
Ông Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, định hướng nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020 và dự kiến bước đầu hệ thống các đề tài nghiên cứu.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã thảo luận sôi nổi, bày tỏ sự nhất trí với những đánh giá kết quả nêu trong báo cáo, đóng góp nhiều ý kiến xác thực cả về ưu điểm và hạn chế của Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, đồng thời xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020./.
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) |
Tại Kỳ họp này, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thảo luận, góp ý kiến hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020.
Phát biểu ý kiến tại Kỳ họp, ông Đinh Thế Huynh nêu rõ thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/10/2011 của Bộ Chính trị, khóa XI, về định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KX.04/11-15 về nghiên cứu lý luận chính trị do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và trực tiếp tổ chức thực hiện, đến nay các đề tài cơ bản đã được nghiệm thu cấp nhà nước.
Để hoàn thiện Báo cáo tổng kết giai đoạn vừa qua, đề xuất, kiến nghị định hướng, nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn tiếp theo, ông Đinh Thế Huynh đề nghị các thành viên phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm cao trong thảo luận, tập trung cho ý kiến đánh giá khái quát kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, cả ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân, đặc biệt là nêu bật những kết quả nghiên cứu mới của Chương trình, những đóng góp trong việc soạn thảo và ban hành các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị và phục vụ soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Ông Đinh Thế Huynh lưu ý trong thảo luận, đánh giá, cần gắn với hai nhận định mới: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, tiến hành thí điểm nhiều, nhưng chậm tổng kết thành lý luận, chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước” (nêu trong Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới) và “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới” (nêu trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng).
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh năm năm tới, tình hình thế giới và trong nước tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phải có những đổi mới mạnh mẽ.
Ông Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, định hướng nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020 và dự kiến bước đầu hệ thống các đề tài nghiên cứu.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã thảo luận sôi nổi, bày tỏ sự nhất trí với những đánh giá kết quả nêu trong báo cáo, đóng góp nhiều ý kiến xác thực cả về ưu điểm và hạn chế của Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, đồng thời xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020./.
(TTXVN/VIETNAM+)