Lao động Việt Nam đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài nói chung và tại Hàn Quốc nói riêng nếu tự nguyện về nước trong thời gian từ 1/9-31/12/2015 sẽ không bị xử phạt hành chính.
Lao động Việt Nam đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài nói chung và tại Hàn Quốc nói riêng nếu tự nguyện về nước trong thời gian từ 1/9-31/12/2015 sẽ không bị xử phạt hành chính.
Đây là thông tin mới nhất được Đoàn công tác của Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, do Giám đốc Trung tâm Phan Văn Minh dẫn đầu, trực tiếp thông báo trong buổi gặp gỡ, tư vấn cho người lao động Việt Nam sắp hết hạn hợp đồng tại thành phố Bucheon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc ngày 6/9 vừa qua.
Tham dự buổi gặp gỡ còn có Đại sứ Phạm Hữu Chí và đại diện các ban ngành hữu quan trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Chue Byong-gi, Giám đốc Chi nhánh Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tỉnh Gyeonggi, cùng hơn 500 anh chị em lao động đang làm việc tại thành phố Bucheon và khu vực lân cận.
Phát biểu tại buổi gặp, Đại sứ Phạm Hữu Chí đánh giá cao việc Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức đoàn công tác sang Hàn Quốc phối hợp với Văn Phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc, HRD và Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài thành phố Bucheon để trực tiếp thông báo về các quy định mới mà người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đang hết sức quan tâm.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Hữu Chí cũng chia sẻ và bày tỏ mong muốn anh chị em lao động khi hết hợp đồng nên về nước đúng hạn để có cơ hội sớm quay trở lại Hàn Quốc làm việc, qua đó giúp nâng cao hình ảnh của người lao động Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ký lại Bản ghi nhớ (MOU) thông thường về phái cử lao động Việt Nam sang Hàn Quốc.
Đại sứ nhấn mạnh việc làm này không những mang lại lợi ích cho chính bản thân người lao động mà qua đó còn thể hiện trách nhiệm công dân với đất nước, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn người lao động ở trong nước sớm có điều kiện sang Hàn Quốc làm việc.
Chia sẻ với người lao động về những chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước mà Chính phủ Hàn Quốc áp dụng từ tháng Năm vừa qua, ông Chue Byong-gi cũng cho biết các cơ quan hữu quan Hàn Quốc một mặt tích cực hỗ trợ các thủ tục thanh lý hợp đồng cho lao động về nước đúng hạn cũng như các thủ tục xuất cảnh cho lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước, mặt khác tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm truy quét số lao động bất hợp pháp không tự nguyện về nước.
Thay mặt đoàn công tác, ông Phan Văn Minh trực tiếp mang tới tin vui cho người lao động tại Hàn Quốc khi thông báo: “Trong phiên họp thường kỳ ngày 3/9 vừa qua, Chính phủ đã thông qua nghị quyết đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc miễn xử phạt hành chính đối với lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước trong khoảng thời gian từ 1/9 đến 31/12/2015”.
Ông Minh cũng cho biết cùng với việc tuyên truyền vận động thân nhân người lao động ở trong nước, các cơ quan hữu quan đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho những lao động trung thành, lao động về nước đúng hạn sớm có cơ hội quay trở lại Hàn Quốc làm việc lần thứ hai.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Trung tâm Lao động ngoài nước cũng phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố nơi có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư, tổ chức các phiên giao dịch giới thiệu việc làm cho những lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã về nước (kể cả về nước đúng hạn hay bị trục xuất về nước) và đã giúp hàng nghìn người lao động có việc làm với thu nhập tương đối cao.
Các thành viên đoàn công tác cũng đã trực tiếp giới thiệu và giải đáp, tư vấn về nhiều chính sách mới hết sức thuận lợi cho người lao động về nước làm việc như việc Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thông qua mức tăng mức lương cơ bản cho người lao động từ năm tới thêm 12,4%...
Ông Phan Văn Minh nhấn mạnh, trước đây theo quy định tại Điều 35, Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì lao động bất hợp pháp sau khi về nước (kể cả tự nguyện hay bị bắt và trục xuất về nước) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 80-100 triệu đồng và bị cấm đi lao động tại nước ngoài từ 2-5 năm.
Tuy nhiên thời gian vừa qua, trên cơ sở chính sách khoan hồng của Chính phủ Hàn Quốc đối với các lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý miễn xử phạt hành chính đối với lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước trước ngày 31/12/2015.
Khoảng thời gian bốn tháng còn lại là tương đối đủ cho anh chị em lao động cân nhắc, thu xếp và quyết định tự nguyện về nước để được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ cả hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.
Ông Minh đánh giá đây là một chủ trương kịp thời nhằm giảm thiểu tỷ lệ lao động bất hợp pháp Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại thị trường Hàn Quốc nói riêng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cam kết với phía Hàn Quốc khi ký gia hạn MOU đặc biệt ngày 10/4 vừa qua.
Cụ thể, đến ngày 31/12/2015, nếu tỷ lệ lao động bất hợp pháp người Việt tại Hàn Quốc giảm xuống dưới 28% thì Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc sẽ ký lại MOU thông thường về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Đây sẽ là cơ hội cho hàng chục nghìn người lao động đang chờ đợi ở trong nước có cơ hội sang lao động tại một thị trường có thu nhập tương đối cao như Hàn Quốc qua đó giúp cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân người lao động./.
Đại sứ Phạm Hữu Chí phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Phạm Duy/Vietnam+) |
Tham dự buổi gặp gỡ còn có Đại sứ Phạm Hữu Chí và đại diện các ban ngành hữu quan trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Chue Byong-gi, Giám đốc Chi nhánh Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tỉnh Gyeonggi, cùng hơn 500 anh chị em lao động đang làm việc tại thành phố Bucheon và khu vực lân cận.
Phát biểu tại buổi gặp, Đại sứ Phạm Hữu Chí đánh giá cao việc Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức đoàn công tác sang Hàn Quốc phối hợp với Văn Phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc, HRD và Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài thành phố Bucheon để trực tiếp thông báo về các quy định mới mà người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đang hết sức quan tâm.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Hữu Chí cũng chia sẻ và bày tỏ mong muốn anh chị em lao động khi hết hợp đồng nên về nước đúng hạn để có cơ hội sớm quay trở lại Hàn Quốc làm việc, qua đó giúp nâng cao hình ảnh của người lao động Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ký lại Bản ghi nhớ (MOU) thông thường về phái cử lao động Việt Nam sang Hàn Quốc.
Đại sứ nhấn mạnh việc làm này không những mang lại lợi ích cho chính bản thân người lao động mà qua đó còn thể hiện trách nhiệm công dân với đất nước, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn người lao động ở trong nước sớm có điều kiện sang Hàn Quốc làm việc.
Chia sẻ với người lao động về những chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước mà Chính phủ Hàn Quốc áp dụng từ tháng Năm vừa qua, ông Chue Byong-gi cũng cho biết các cơ quan hữu quan Hàn Quốc một mặt tích cực hỗ trợ các thủ tục thanh lý hợp đồng cho lao động về nước đúng hạn cũng như các thủ tục xuất cảnh cho lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước, mặt khác tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm truy quét số lao động bất hợp pháp không tự nguyện về nước.
Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Phạm Duy/Vietnam+) |
Ông Minh cũng cho biết cùng với việc tuyên truyền vận động thân nhân người lao động ở trong nước, các cơ quan hữu quan đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho những lao động trung thành, lao động về nước đúng hạn sớm có cơ hội quay trở lại Hàn Quốc làm việc lần thứ hai.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Trung tâm Lao động ngoài nước cũng phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố nơi có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư, tổ chức các phiên giao dịch giới thiệu việc làm cho những lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã về nước (kể cả về nước đúng hạn hay bị trục xuất về nước) và đã giúp hàng nghìn người lao động có việc làm với thu nhập tương đối cao.
Các thành viên đoàn công tác cũng đã trực tiếp giới thiệu và giải đáp, tư vấn về nhiều chính sách mới hết sức thuận lợi cho người lao động về nước làm việc như việc Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thông qua mức tăng mức lương cơ bản cho người lao động từ năm tới thêm 12,4%...
Ông Phan Văn Minh nhấn mạnh, trước đây theo quy định tại Điều 35, Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì lao động bất hợp pháp sau khi về nước (kể cả tự nguyện hay bị bắt và trục xuất về nước) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 80-100 triệu đồng và bị cấm đi lao động tại nước ngoài từ 2-5 năm.
Tuy nhiên thời gian vừa qua, trên cơ sở chính sách khoan hồng của Chính phủ Hàn Quốc đối với các lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý miễn xử phạt hành chính đối với lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước trước ngày 31/12/2015.
Khoảng thời gian bốn tháng còn lại là tương đối đủ cho anh chị em lao động cân nhắc, thu xếp và quyết định tự nguyện về nước để được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ cả hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.
Ông Minh đánh giá đây là một chủ trương kịp thời nhằm giảm thiểu tỷ lệ lao động bất hợp pháp Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại thị trường Hàn Quốc nói riêng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cam kết với phía Hàn Quốc khi ký gia hạn MOU đặc biệt ngày 10/4 vừa qua.
Cụ thể, đến ngày 31/12/2015, nếu tỷ lệ lao động bất hợp pháp người Việt tại Hàn Quốc giảm xuống dưới 28% thì Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc sẽ ký lại MOU thông thường về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Đây sẽ là cơ hội cho hàng chục nghìn người lao động đang chờ đợi ở trong nước có cơ hội sang lao động tại một thị trường có thu nhập tương đối cao như Hàn Quốc qua đó giúp cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân người lao động./.
(VIETNAM+)