Tiếp tục phiên họp thứ 41, chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
Tiếp tục phiên họp thứ 41, chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
Báo cáo của Chính phủ tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015 cho thấy từ đầu nhiệm kỳ đến hết tháng 8/2015, qua 9 kỳ họp của Quốc hội và 40 phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã triển khai thực hiện đầy đủ nội dung 7 nghị quyết của Quốc hội và 8 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề; 7 nghị quyết Quốc hội và 6 thông báo kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn; nhận và trả lời 1585 phiếu chất vấn bằng văn bản; trả lời 1.147 chất vấn trực tiếp.
Ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết, kết luận về giám sát, chất vấn, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai đầy đủ, kịp thời và quyết liệt nội dung các nghị quyết, kết luận.
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan được giao chủ trì từng nội dung đã chủ động phối hợp với bộ, ngành liên quan để xây dựng báo cáo, kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát một cách chu đáo.
Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đều có báo cáo gửi các vị đại biểu về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nghiêm túc thực hiện việc trả lời chất vấn trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.
Nội dung trả lời cơ bản giải đáp được các vấn đề đại biểu quan tâm chất vấn, đã xác định được trách nhiệm, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện, đồng thời cung cấp thêm thông tin cần thiết đến các đại biểu.
Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nêu rõ qua việc tổ chức đánh giá, tổng kết thực hiện toàn bộ các nghị quyết, kết luận về giám sát, chất vấn, các thành viên Chính phủ đã chủ động, thường xuyên đôn đốc, xử lý các vấn đề mà Quốc hội giám sát, chất vấn.
Chính phủ đã tích cực, khẩn trương, chủ động triển khai nhiều giải pháp, biện pháp để chỉ đạo thực hiện các yêu cầu được nêu tại các nghị quyết của Quốc hội; đề ra chương trình hành động riêng hoặc gắn kết với các nội dung trong việc thực hiện các chương trình, đề án chung của Chính phủ để triển khai các chủ trương, định hướng của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.
Các bộ, ngành cũng đã chủ động và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nghị quyết, tạo sự chuyển biến khá rõ trong một số lĩnh vực, được đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.
Báo cáo thẩm tra đã chỉ ra một số chỉ tiêu mà Quốc hội giao, Chính phủ đã thực hiện nhưng chưa đạt được đầy đủ yêu cầu.
Đó là việc ban hành Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ; việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp; việc xử lý các cơ sở sản xuất, làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài; việc giải quyết dứt điểm 528 vụ việc khiếu nại về đất đai phức tạp, tồn đọng, kéo dài; tiến độ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục tiêu giảm số người chết do tai nạn giao thông...
Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ những tồn tại trong công tác xét xử, các Tòa chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu theo các Nghị quyết của Quốc hội, như vẫn còn trường hợp kết án oan người vô tội, một số loại án chưa đạt chỉ tiêu giảm ít nhất 1% tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan so với năm trước; chưa khắc phục được triệt để tình trạng phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật; chưa khắc phục triệt để tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án…
Ngành kiểm sát chưa quản lý chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trách nhiệm công tố trong một số vụ án chưa tốt. Tại một số phiên tòa, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp…
Thảo luận về các báo cáo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền đánh giá việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn đã có những tác động rất tích cực trong hoạt động của Nhà nước, từ đó đã tạo ra những chuyển biến quan trọng, có tác động tốt đối với đời sống xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhìn nhận trong các báo cáo của Chính phủ cũng như Tòa án, Viện Kiểm sát.... đều thiếu vắng hoặc đánh giá về đội ngũ cán bộ còn mờ nhạt, chưa rõ ràng.
Cùng với đó, đại biểu nêu việc xác định chế độ trách nhiệm công vụ trong thực thi nhiệm vụ nhà nước cũng chưa cụ thể; nhấn mạnh yếu tố con người và xác định trách nhiệm công vụ là hai khâu then chốt. Đại biểu đề nghị các báo cáo cần bổ sung thêm về nội dung này.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị báo cáo của Văn phòng Quốc hội cần đánh giá từ đầu nhiệm kỳ đến giờ đã tiến hành bao nhiêu giám sát chuyên đề.
Theo đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã chọn đúng, trúng những vấn đề bức xúc, chưa được khắc phục để tiến hành giám sát, chất vấn. Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát đã nghiêm túc lắng nghe và chấp hành nghị quyết, triển khai xử lý khá tập trung...
Tuy nhiên đại biểu đánh giá, vẫn còn những tồn tại trong việc chậm ban hành văn bản pháp luật, đặc biệt là văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra, thanh tra, xử lý những vấn đề đã phát hiện còn chậm, nhất là về đất đai và thủ tục hành chính; có những vấn đề giám sát chưa theo đến cùng của vấn đề...
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị cần bổ sung vào báo cáo về những tác động to lớn của hoạt động giám sát, không chỉ sau khi ban hành nghị quyết mà đã có chuyển động, thay đổi tích cực ngay khi triển khai giám sát...
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần tập trung tìm ra vấn đề có trong nghị quyết mà chưa xử lý được để chất vấn tiếp. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn chứng trong nông nghiệp, việc tăng giá trị sản phẩm, được mùa không rớt giá... kỳ nào cũng nêu ra nhưng vẫn là vấn đề cần tiếp tục đề cập...
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng sẽ năng hoàn thiện báo cáo, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 sắp tới./.
Báo cáo của Chính phủ tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015 cho thấy từ đầu nhiệm kỳ đến hết tháng 8/2015, qua 9 kỳ họp của Quốc hội và 40 phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã triển khai thực hiện đầy đủ nội dung 7 nghị quyết của Quốc hội và 8 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề; 7 nghị quyết Quốc hội và 6 thông báo kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn; nhận và trả lời 1585 phiếu chất vấn bằng văn bản; trả lời 1.147 chất vấn trực tiếp.
Ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết, kết luận về giám sát, chất vấn, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai đầy đủ, kịp thời và quyết liệt nội dung các nghị quyết, kết luận.
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan được giao chủ trì từng nội dung đã chủ động phối hợp với bộ, ngành liên quan để xây dựng báo cáo, kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát một cách chu đáo.
Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đều có báo cáo gửi các vị đại biểu về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nghiêm túc thực hiện việc trả lời chất vấn trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.
Nội dung trả lời cơ bản giải đáp được các vấn đề đại biểu quan tâm chất vấn, đã xác định được trách nhiệm, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện, đồng thời cung cấp thêm thông tin cần thiết đến các đại biểu.
Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nêu rõ qua việc tổ chức đánh giá, tổng kết thực hiện toàn bộ các nghị quyết, kết luận về giám sát, chất vấn, các thành viên Chính phủ đã chủ động, thường xuyên đôn đốc, xử lý các vấn đề mà Quốc hội giám sát, chất vấn.
Chính phủ đã tích cực, khẩn trương, chủ động triển khai nhiều giải pháp, biện pháp để chỉ đạo thực hiện các yêu cầu được nêu tại các nghị quyết của Quốc hội; đề ra chương trình hành động riêng hoặc gắn kết với các nội dung trong việc thực hiện các chương trình, đề án chung của Chính phủ để triển khai các chủ trương, định hướng của Đảng, nghị quyết của Quốc hội.
Các bộ, ngành cũng đã chủ động và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các nghị quyết, tạo sự chuyển biến khá rõ trong một số lĩnh vực, được đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.
Báo cáo thẩm tra đã chỉ ra một số chỉ tiêu mà Quốc hội giao, Chính phủ đã thực hiện nhưng chưa đạt được đầy đủ yêu cầu.
Đó là việc ban hành Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ; việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp; việc xử lý các cơ sở sản xuất, làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài; việc giải quyết dứt điểm 528 vụ việc khiếu nại về đất đai phức tạp, tồn đọng, kéo dài; tiến độ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục tiêu giảm số người chết do tai nạn giao thông...
Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ những tồn tại trong công tác xét xử, các Tòa chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu theo các Nghị quyết của Quốc hội, như vẫn còn trường hợp kết án oan người vô tội, một số loại án chưa đạt chỉ tiêu giảm ít nhất 1% tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan so với năm trước; chưa khắc phục được triệt để tình trạng phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật; chưa khắc phục triệt để tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án…
Ngành kiểm sát chưa quản lý chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trách nhiệm công tố trong một số vụ án chưa tốt. Tại một số phiên tòa, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp…
Thảo luận về các báo cáo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền đánh giá việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn đã có những tác động rất tích cực trong hoạt động của Nhà nước, từ đó đã tạo ra những chuyển biến quan trọng, có tác động tốt đối với đời sống xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhìn nhận trong các báo cáo của Chính phủ cũng như Tòa án, Viện Kiểm sát.... đều thiếu vắng hoặc đánh giá về đội ngũ cán bộ còn mờ nhạt, chưa rõ ràng.
Cùng với đó, đại biểu nêu việc xác định chế độ trách nhiệm công vụ trong thực thi nhiệm vụ nhà nước cũng chưa cụ thể; nhấn mạnh yếu tố con người và xác định trách nhiệm công vụ là hai khâu then chốt. Đại biểu đề nghị các báo cáo cần bổ sung thêm về nội dung này.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị báo cáo của Văn phòng Quốc hội cần đánh giá từ đầu nhiệm kỳ đến giờ đã tiến hành bao nhiêu giám sát chuyên đề.
Theo đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã chọn đúng, trúng những vấn đề bức xúc, chưa được khắc phục để tiến hành giám sát, chất vấn. Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát đã nghiêm túc lắng nghe và chấp hành nghị quyết, triển khai xử lý khá tập trung...
Tuy nhiên đại biểu đánh giá, vẫn còn những tồn tại trong việc chậm ban hành văn bản pháp luật, đặc biệt là văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra, thanh tra, xử lý những vấn đề đã phát hiện còn chậm, nhất là về đất đai và thủ tục hành chính; có những vấn đề giám sát chưa theo đến cùng của vấn đề...
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị cần bổ sung vào báo cáo về những tác động to lớn của hoạt động giám sát, không chỉ sau khi ban hành nghị quyết mà đã có chuyển động, thay đổi tích cực ngay khi triển khai giám sát...
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần tập trung tìm ra vấn đề có trong nghị quyết mà chưa xử lý được để chất vấn tiếp. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn chứng trong nông nghiệp, việc tăng giá trị sản phẩm, được mùa không rớt giá... kỳ nào cũng nêu ra nhưng vẫn là vấn đề cần tiếp tục đề cập...
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng sẽ năng hoàn thiện báo cáo, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 sắp tới./.
(TTXVN/VIETNAM+)