Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 vì Quyết định 60/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung; chưa cụ thể hóa được hết phạm vi ngành, lĩnh vực cần hỗ trợ đầu tư.
Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu còn phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp; việc ổn định tỷ lệ điều tiết thu ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách đã làm gia tăng sự chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, các địa phương.
Hơn nữa, Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg đã hết hiệu lực thi hành và Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công đã được Quốc hội ban hành có nhiều quy định mới về quản lý đầu tư, đặc biệt là kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm, kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính-ngân sách 3 năm.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, thay cho Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay.
Về hình thức văn bản, nhiều ý kiến đề nghị quy định theo Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết có nội dung về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ, trong đó có quy định cụ thể giao cho Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn. Việc hướng dẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của nghị quyết này.
Thời gian còn lại của phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Thống kê (sửa đổi).
Một số ý kiến đánh giá dự thảo luật đang tập trung quá nhiều quy định cho nội dung thống kê nhà nước; quy định về thống kê ngoài nhà nước còn mờ nhạt. Cho rằng thống kê quốc gia và thống kê nhà nước đang bị đồng nhất với nhau, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị cần làm rõ thống kê quốc gia, thống kê nhà nước và thống kê ngoài nhà nước; xác định rõ những vấn đề thống kê nhà nước cần nắm giữ, nội dung nào có thể xã hội hóa; những loại hình dịch vụ được phép cung cấp của dịch vụ thống kê ngoài nhà nước cần được quy định rõ trong dự thảo luật…
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị dự thảo luật cần có những quy định để được phép sử dụng kết quả thống kê ngoài nhà nước có uy tín, qua đó tạo nên bức tranh tổng thể, có sự so sánh giữa các tổ chức thống kê.
Theo chương trình, sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật Trưng cầu ý dân./.
Hoạt động thu-chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên. Ảnh minh họa.(Ảnh: TTXVN) |
Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu còn phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp; việc ổn định tỷ lệ điều tiết thu ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách đã làm gia tăng sự chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, các địa phương.
Hơn nữa, Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg đã hết hiệu lực thi hành và Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công đã được Quốc hội ban hành có nhiều quy định mới về quản lý đầu tư, đặc biệt là kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm, kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính-ngân sách 3 năm.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, thay cho Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay.
Về hình thức văn bản, nhiều ý kiến đề nghị quy định theo Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết có nội dung về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ, trong đó có quy định cụ thể giao cho Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn. Việc hướng dẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của nghị quyết này.
Thời gian còn lại của phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Thống kê (sửa đổi).
Một số ý kiến đánh giá dự thảo luật đang tập trung quá nhiều quy định cho nội dung thống kê nhà nước; quy định về thống kê ngoài nhà nước còn mờ nhạt. Cho rằng thống kê quốc gia và thống kê nhà nước đang bị đồng nhất với nhau, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị cần làm rõ thống kê quốc gia, thống kê nhà nước và thống kê ngoài nhà nước; xác định rõ những vấn đề thống kê nhà nước cần nắm giữ, nội dung nào có thể xã hội hóa; những loại hình dịch vụ được phép cung cấp của dịch vụ thống kê ngoài nhà nước cần được quy định rõ trong dự thảo luật…
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị dự thảo luật cần có những quy định để được phép sử dụng kết quả thống kê ngoài nhà nước có uy tín, qua đó tạo nên bức tranh tổng thể, có sự so sánh giữa các tổ chức thống kê.
Theo chương trình, sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật Trưng cầu ý dân./.
(TTXVN/VIETNAM+)