(ĐN)- Theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên - môi trường, nếu phát thải cao không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và cải thiện môi trường thì mực nước biển có thể dâng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21.
(ĐN)- Theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên - môi trường, nếu phát thải cao không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và cải thiện môi trường thì mực nước biển có thể dâng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21. Khi ấy sẽ có 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 20% diện tích TP. Hồ Chí Minh, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, 2,5% diện tích của những tỉnh ven biển miền Trung bị ngập. Lượng dân số bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc nước biển dâng là rất lớn. Trên 12% các tỉnh lộ, 9% quốc lộ và 4% đường sắt toàn quốc sẽ bị ảnh hưởng. Nước biển dâng ước sẽ gây thiệt hại 10% GDP của cả nước. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì thế, cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải, giữ cho môi trường trong sạch sẽ làm chậm lại những diễn biến xấu của biến đổi khí hậu thì nước biển dâng khoảng 0,5m vào cuối thế kỷ và thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều.
Nguyệt Hạ