Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII, chiều 24/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Khí tượng thủy văn.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII, chiều 24/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Khí tượng thủy văn.
Các đại biểu cơ bản nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật Khí tượng thủy văn trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý, tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Chất lượng thông tin dự báo quyết định công tác phòng chống thiên tai
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) nhấn mạnh, tại Điều 21, dự thảo Luật Khí tượng thủy văn chưa đề cập đến yêu cầu chất lượng bản tin dự báo, vì vậy cần bổ sung quy định về bảo đảm chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo. Đây là yêu cầu quan trọng nhất trong công tác phòng chống thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, việc dự báo sai gây thiệt hại lớn về người và tài sản hoặc gây lãng phí trong công tác ứng phó với bão, lụt. Do đó, Luật cũng cần xem xét, bổ sung quy định trách nhiệm dự báo viên khi dự báo sai gây hậu quả nghiêm trọng, mặc dù dự báo viên đã được điều chỉnh bằng các quy định trong Luật công chức, viên chức.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) nêu: vấn đề truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tại khoản 1, Điều 26 quy định: Cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có trách nhiệm cung cấp tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền tin để truyền tải kịp thời, đầy đủ thông tin dự báo, cảnh báo đến cộng đồng.
Cho rằng cách thể hiện này không rõ, đại biểu nêu: để đúng với mục đích, cơ quan thuộc hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn chỉ xây dựng chương trình để các cơ quan phát thanh, truyền hình tuyên truyền, cảnh báo đảm bảo chất lượng thông tin đến cộng đồng.
Cũng liên quan đến chương trình cảnh báo, dự báo, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng yêu cầu về thông tin dự báo, cảnh báo mới chỉ quy định một chiều, nghĩa là cơ quan khí tượng thủy văn thông báo, dự báo, cảnh báo thiên tai mà không có hoạt động thu nhận mà mới chỉ có hoạt động thu nhận thông tin nước ngoài.
Phân cấp cấp phép hoạt động dự báo chưa rõ ràng
Đối với việc phân cấp cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Đỗ Văn Vẻ góp ý tại Khoản 5, Điều 25, dự thảo Luật quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho các tổ chức, cá nhân dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn trên quy mô quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép cho tổ cá nhân dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phạm vi địa phương.
Tuy nhiên, quy định này chưa có tính khả thi cao vì các yếu tố khí tượng thủy văn có liên kết chặt chẽ mang tính khu vực, tính vùng rộng lớn, liên vùng, không biên giới, do đó hoạt động dự báo không thể bó hẹp trong một tỉnh thành phố.
Đồng quan điểm này đại biểu Hoàng Thị Tố Nga nói thêm việc phân cấp cho địa phương là cấp phép cho tổ chức, cá nhân có trụ sở tại địa phương hay có phạm vi thực hiện tại địa phương, điều này chưa rõ ràng. Hơn nữa việc phân cấp, cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong cấp tỉnh từ trước đến nay chưa được quy định. Do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét kỹ nội dung này.
Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong hoạt động khí tượng thủy văn
Đại biểu Ngô Thị Minh cho rằng, dự thảo Luật cần nhấn mạnh vào việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong hoạt động khí tượng thủy văn; đồng thời khuyến khích các tổ chức, xã hội và cá nhân tham gia các hoạt động về quan trắc, dự báo, cảnh báo và sử dụng thông tin dữ liệu liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn.
Tại Điều 5, việc mở rộng như dự thảo Luật sẽ huy động được các nguồn lực xã hội, tranh thủ được các trang thiết bị cho các hoạt động khác nhằm tương hỗ trong việc dự báo, cảnh báo những hiện tượng biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn. Do đó, dự thảo Luật cần hướng mạnh hơn nữa việc tăng cường thu hút đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo là vùng đặc thù, các trạm quan trắc phải ở những vị trí, độ cao nhất định mới phản ánh được chính xác tình hình khí tượng thủy văn và sự biến đổi khác.
Đồng quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Vẻ cho rằng, Điều 5 quy định khuyến khích các địa phương hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn là phù hợp thực tế.
Tuy nhiên, Điều 54 lại chưa quy định trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm Ủy ban Nhân dân các cấp hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn.
Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới khí tượng thủy văn
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga cho rằng hệ thống tổ chức của ngành khí tượng thủy văn tương đối hoàn chỉnh theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, nhưng do đặc thù của ngành khí tượng thủy văn và trong điều kiện biến đổi khí hậu sâu sắc như hiện nay, ngành khí tượng thủy văn cần điều chỉnh cho phù hợp về cơ chế quản lý.
Vì vậy, dự thảo Luật cần bổ sung những quy định về hệ thống tổ chức của ngành theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan Nhà nước về khí tượng thủy văn đối với đơn vị sự nghiệp.
Cùng với hệ thống tổ chức, đại biểu Ngô Thị Minh cho rằng cần quan tâm tới việc quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu quốc gia. Dự thảo Luật quy định khá rõ quy định của pháp luật về quản lý, khai thác các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, trong đó có nội dung liên quan đến quy trình, mạng lưới.
Tuy nhiên, dự thảo Luật mới dừng lại ở mạng lưới các trạm và các nội dung mới liên quan đến mật độ, số lượng, vị trí, danh sách trạm, nội dung quan trắc thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu quốc gia mà không nêu rõ quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, các dự báo, cảnh báo, nguồn nhân lực kèm theo làm bó hẹp quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
Tại phiên thảo luận, các nội dung khác cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến. Đại biểu Phùng Khắc Đăng, tỉnh Sơn La góp ý, dự thảo Luật có ghi việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc quy định như vậy còn đơn giản, chung chung, tính khả thi chưa cao và chưa khuyến khích được tổ chức, cá nhân có thành tích tham gia đóng góp cho sự phát triển ngành khí tượng thủy văn.
Hơn nữa, dự thảo Luật Khí tượng thủy văn lần này đã xã hội hoá các hoạt động của khí tượng thủy văn, do đó có nhiều đối tượng, nhiều thành phần tham gia. Vì vậy, cần tách Điều 58 trong dự thảo thành 3 điều gồm: Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích; khiếu nại, tố cáo quy định các tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại; xử lý vi phạm.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu rà soát lại toàn bộ dự thảo Luật, nghiên cứu hoàn chỉnh để đảm bảo bao quát các nội dung cần điều chỉnh để quy định thật đầy đủ và rõ, tránh chồng chéo với các quy định tại các Luật chuyên ngành khác; tránh để thiếu sót các quy định cần thiết liên quan đến khí tượng thủy văn.
Các quy định tại dự thảo Luật phải gắn kết với các mục đích phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Các nội dung được góp ý, đề nghị Ban soạn thảo, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý để hoàn thiện dự thảo Luật.
Cũng trong chiều 24/6, Quốc hội nghe Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao và họp tại Đoàn để thảo luận về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Theo dự kiến chương trình Kỳ họp, sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua các luật: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Luật An toàn, vệ sinh lao động; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành./.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Ngô Thị Minh phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Chất lượng thông tin dự báo quyết định công tác phòng chống thiên tai
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) nhấn mạnh, tại Điều 21, dự thảo Luật Khí tượng thủy văn chưa đề cập đến yêu cầu chất lượng bản tin dự báo, vì vậy cần bổ sung quy định về bảo đảm chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo. Đây là yêu cầu quan trọng nhất trong công tác phòng chống thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, việc dự báo sai gây thiệt hại lớn về người và tài sản hoặc gây lãng phí trong công tác ứng phó với bão, lụt. Do đó, Luật cũng cần xem xét, bổ sung quy định trách nhiệm dự báo viên khi dự báo sai gây hậu quả nghiêm trọng, mặc dù dự báo viên đã được điều chỉnh bằng các quy định trong Luật công chức, viên chức.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) nêu: vấn đề truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tại khoản 1, Điều 26 quy định: Cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có trách nhiệm cung cấp tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền tin để truyền tải kịp thời, đầy đủ thông tin dự báo, cảnh báo đến cộng đồng.
Cho rằng cách thể hiện này không rõ, đại biểu nêu: để đúng với mục đích, cơ quan thuộc hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn chỉ xây dựng chương trình để các cơ quan phát thanh, truyền hình tuyên truyền, cảnh báo đảm bảo chất lượng thông tin đến cộng đồng.
Cũng liên quan đến chương trình cảnh báo, dự báo, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng yêu cầu về thông tin dự báo, cảnh báo mới chỉ quy định một chiều, nghĩa là cơ quan khí tượng thủy văn thông báo, dự báo, cảnh báo thiên tai mà không có hoạt động thu nhận mà mới chỉ có hoạt động thu nhận thông tin nước ngoài.
Phân cấp cấp phép hoạt động dự báo chưa rõ ràng
Đối với việc phân cấp cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Đỗ Văn Vẻ góp ý tại Khoản 5, Điều 25, dự thảo Luật quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho các tổ chức, cá nhân dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn trên quy mô quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép cho tổ cá nhân dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phạm vi địa phương.
Tuy nhiên, quy định này chưa có tính khả thi cao vì các yếu tố khí tượng thủy văn có liên kết chặt chẽ mang tính khu vực, tính vùng rộng lớn, liên vùng, không biên giới, do đó hoạt động dự báo không thể bó hẹp trong một tỉnh thành phố.
Đồng quan điểm này đại biểu Hoàng Thị Tố Nga nói thêm việc phân cấp cho địa phương là cấp phép cho tổ chức, cá nhân có trụ sở tại địa phương hay có phạm vi thực hiện tại địa phương, điều này chưa rõ ràng. Hơn nữa việc phân cấp, cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong cấp tỉnh từ trước đến nay chưa được quy định. Do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét kỹ nội dung này.
Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong hoạt động khí tượng thủy văn
Đại biểu Ngô Thị Minh cho rằng, dự thảo Luật cần nhấn mạnh vào việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong hoạt động khí tượng thủy văn; đồng thời khuyến khích các tổ chức, xã hội và cá nhân tham gia các hoạt động về quan trắc, dự báo, cảnh báo và sử dụng thông tin dữ liệu liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn.
Tại Điều 5, việc mở rộng như dự thảo Luật sẽ huy động được các nguồn lực xã hội, tranh thủ được các trang thiết bị cho các hoạt động khác nhằm tương hỗ trong việc dự báo, cảnh báo những hiện tượng biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn. Do đó, dự thảo Luật cần hướng mạnh hơn nữa việc tăng cường thu hút đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo là vùng đặc thù, các trạm quan trắc phải ở những vị trí, độ cao nhất định mới phản ánh được chính xác tình hình khí tượng thủy văn và sự biến đổi khác.
Đồng quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Vẻ cho rằng, Điều 5 quy định khuyến khích các địa phương hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn là phù hợp thực tế.
Tuy nhiên, Điều 54 lại chưa quy định trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm Ủy ban Nhân dân các cấp hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn.
Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới khí tượng thủy văn
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga cho rằng hệ thống tổ chức của ngành khí tượng thủy văn tương đối hoàn chỉnh theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, nhưng do đặc thù của ngành khí tượng thủy văn và trong điều kiện biến đổi khí hậu sâu sắc như hiện nay, ngành khí tượng thủy văn cần điều chỉnh cho phù hợp về cơ chế quản lý.
Vì vậy, dự thảo Luật cần bổ sung những quy định về hệ thống tổ chức của ngành theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan Nhà nước về khí tượng thủy văn đối với đơn vị sự nghiệp.
Cùng với hệ thống tổ chức, đại biểu Ngô Thị Minh cho rằng cần quan tâm tới việc quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu quốc gia. Dự thảo Luật quy định khá rõ quy định của pháp luật về quản lý, khai thác các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, trong đó có nội dung liên quan đến quy trình, mạng lưới.
Tuy nhiên, dự thảo Luật mới dừng lại ở mạng lưới các trạm và các nội dung mới liên quan đến mật độ, số lượng, vị trí, danh sách trạm, nội dung quan trắc thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu quốc gia mà không nêu rõ quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, các dự báo, cảnh báo, nguồn nhân lực kèm theo làm bó hẹp quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.
Tại phiên thảo luận, các nội dung khác cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến. Đại biểu Phùng Khắc Đăng, tỉnh Sơn La góp ý, dự thảo Luật có ghi việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc quy định như vậy còn đơn giản, chung chung, tính khả thi chưa cao và chưa khuyến khích được tổ chức, cá nhân có thành tích tham gia đóng góp cho sự phát triển ngành khí tượng thủy văn.
Hơn nữa, dự thảo Luật Khí tượng thủy văn lần này đã xã hội hoá các hoạt động của khí tượng thủy văn, do đó có nhiều đối tượng, nhiều thành phần tham gia. Vì vậy, cần tách Điều 58 trong dự thảo thành 3 điều gồm: Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích; khiếu nại, tố cáo quy định các tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại; xử lý vi phạm.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu rà soát lại toàn bộ dự thảo Luật, nghiên cứu hoàn chỉnh để đảm bảo bao quát các nội dung cần điều chỉnh để quy định thật đầy đủ và rõ, tránh chồng chéo với các quy định tại các Luật chuyên ngành khác; tránh để thiếu sót các quy định cần thiết liên quan đến khí tượng thủy văn.
Các quy định tại dự thảo Luật phải gắn kết với các mục đích phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Các nội dung được góp ý, đề nghị Ban soạn thảo, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý để hoàn thiện dự thảo Luật.
Cũng trong chiều 24/6, Quốc hội nghe Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao và họp tại Đoàn để thảo luận về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Theo dự kiến chương trình Kỳ họp, sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua các luật: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Luật An toàn, vệ sinh lao động; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành./.
(TTXVN/VIETNAM+)