Ngày 23/6, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết UNICEF vừa công bố Báo cáo "Tiến bộ cho Trẻ em," trong đó nêu bật những bài học kinh nghiệm từ các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Ngày 23/6, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết UNICEF vừa công bố Báo cáo “Tiến bộ cho Trẻ em,” trong đó nêu bật những bài học kinh nghiệm từ các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Đây là báo cáo cuối cùng của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc về những Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến trẻ em.
Báo cáo nêu bật những thành tựu quan trọng về trẻ em trên toàn cầu từ năm 1990 đến nay như tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong đã giảm hơn một nửa.
Báo cáo này cũng nêu rõ Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2000, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm một nửa (từ 39 xuống 20 trẻ trên 1.000 ca sinh sống), số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm 1/3 (từ 36% xuống còn 25%) và tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đã tăng từ 78% lên 92%.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, khi các nhà lãnh đạo trên thế giới chuẩn bị xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng là trẻ em thiệt thòi. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo trợ xã hội được cải thiện sẽ giúp nhiều trẻ em sống và phát triển toàn diện hơn. Những dự án đầu tư cũng cần thiết kế phù hợp với nhu cầu của trẻ em yếu thế nhất...
Ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cho thấy các nước có thể đạt được những tiến bộ một cách bình đẳng. Việt Nam đạt được sự cân bằng về giới ở cấp tiểu học; tỷ lệ chênh lệch về số trẻ bị thấp còi giữa thành thị và nông thôn cũng giảm đáng kể.
Ông cũng nhấn mạnh thời gian tới, các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ tiếp tục xây dựng mục tiêu phát triển bền vững, thống nhất những mục tiêu giúp thế giới bình đẳng, thịnh vượng, hòa bình hơn.
Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đã góp phần định hướng các mục tiêu phát triển mới, thông qua đó sẽ giúp đỡ được những trẻ em chưa được hưởng lợi từ các Mục tiêu Thiên niên kỷ...
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong các hoạt động giúp đỡ trẻ em./.
Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng. (Ảnh: TTXVN) |
Báo cáo nêu bật những thành tựu quan trọng về trẻ em trên toàn cầu từ năm 1990 đến nay như tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong đã giảm hơn một nửa.
Báo cáo này cũng nêu rõ Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2000, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm một nửa (từ 39 xuống 20 trẻ trên 1.000 ca sinh sống), số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm 1/3 (từ 36% xuống còn 25%) và tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đã tăng từ 78% lên 92%.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, khi các nhà lãnh đạo trên thế giới chuẩn bị xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng là trẻ em thiệt thòi. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo trợ xã hội được cải thiện sẽ giúp nhiều trẻ em sống và phát triển toàn diện hơn. Những dự án đầu tư cũng cần thiết kế phù hợp với nhu cầu của trẻ em yếu thế nhất...
Ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cho thấy các nước có thể đạt được những tiến bộ một cách bình đẳng. Việt Nam đạt được sự cân bằng về giới ở cấp tiểu học; tỷ lệ chênh lệch về số trẻ bị thấp còi giữa thành thị và nông thôn cũng giảm đáng kể.
Ông cũng nhấn mạnh thời gian tới, các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ tiếp tục xây dựng mục tiêu phát triển bền vững, thống nhất những mục tiêu giúp thế giới bình đẳng, thịnh vượng, hòa bình hơn.
Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đã góp phần định hướng các mục tiêu phát triển mới, thông qua đó sẽ giúp đỡ được những trẻ em chưa được hưởng lợi từ các Mục tiêu Thiên niên kỷ...
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong các hoạt động giúp đỡ trẻ em./.
(TTXVN/VIETNAM+)