Đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 11/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu xoay quanh vấn đề tiêu thụ nông sản, xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm...
Đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 11/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu xoay quanh vấn đề tiêu thụ nông sản, trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; trách nhiệm quản lý nhà nước về giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ; việc trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện vừa và nhỏ...
[links()]Hướng tới việc tiêu thụ hàng nông sản ổn định, bền vững
Giải đáp sự quan ngại của đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) về việc suy giảm hoạt động xuất khẩu, nhất là những mặt hàng nông nghiệp trong những tháng đầu năm, khiến cho sản xuất, đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn, bức xúc, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết nguyên nhân của tình trạng tốc độ tăng trưởng chưa đạt là do kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nông sản, thủy sản không bằng cùng kỳ năm trước do giá thấp hơn.
Giá dầu thô chỉ bằng 50% năm trước do giá thị trường sút giảm. Bên cạnh đó, một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam như EU, Nhật Bản do tỷ giá đồng đôla thấp nên xuất khẩu sang các thị trường này đạt thấp hơn so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định Bộ Công Thương luôn nhận thức sâu sắc rằng đối với Việt Nam, mặc dù khu vực nông nghiệp chỉ làm ra 18% thu nhập quốc dân nhưng có liên quan đến 70% dân số và trong tương lai khi nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục trở thành cấu phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của ngành khi đàm phán các Hiệp định thương mại, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do là luôn đàm phán với các nước mở cửa thị trường, dành ưu đãi cho sản phẩm Việt Nam có lợi thế, đặc biệt là nông sản.
Trong các hiệp định đã ký, Việt Nam đã thực hiện được điều này hay nói cách khác là đã đạt được "lợi ích cốt lõi" khi các đối tác chấp nhận mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Trong đàm phán các Hiệp định thương mại bình thường, dưới chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đàm phán, ký các hiệp định, thỏa thuận dài hạn về hợp tác thương mại gạo với tám nước, với tổng khối lượng bình quân từ 5,5-5,7 triệu tấn gạo/năm. Đây chính là cơ sở tiêu thụ gạo ổn định, bền vững trong dài hạn với các nước.
Với các sản phẩm rau quả, không chỉ các bộ, ngành mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong chương trình nghị sự quốc tế cũng đều nêu yêu cầu các nước mở cửa đối với hàng nông sản của Việt Nam. Chính vì vậy trong những năm qua, nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản... đã từng bước mở cửa đối với mặt hàng nông sản của Việt Nam. Đây là giải pháp Bộ Công Thương đang tích cực triển khai.
Bộ trưởng tin tưởng việc suy giảm hoạt động xuất khẩu trong năm tháng qua mang tính nhất thời. Đồng thời với việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã đàm phán, ký kết, việc nâng cao chất lượng, năng suất các mặt hàng nông sản, chắc chắn trong thời gian tới, tình hình này sẽ được cải thiện.
Nêu lên một thực tế đau lòng, chục kg hành tím không đổi được tô phở, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) chất vấn "ai" là người có lỗi, phải chịu trách nhiệm trước tình trạng dưa hấu, hành tím ế ẩm trong thời gian qua?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định sản phẩm nông nghiệp, nhất là rau quả có thời vụ ngắn, trồng phân tán ở nhiều địa phương, nên việc đưa đi tiêu thụ khắp đất nước và xuất hàng sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển. Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển hệ thống phân phối, lưu trữ, bảo quản các sản phẩm này, trong đó có hệ thống chợ.
Hiện Việt Nam đã có 8.500 chợ được cải tạo, xây dựng mới, chủ yếu là ở nông thôn, góp phần tiêu thụ khoảng 40% tổng khối lượng hàng hóa bán lẻ. Hệ thống khoảng 900 trung tâm thương mại và siêu thị tiêu thụ 30% sản phẩm hàng hóa trong nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống kho bãi để phân loại, lưu trữ hàng hóa trong nước và nước ngoài, dịch vụ hậu cần với 1.200 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến vận tải đa phương thức. Hệ thống phân phối các sản phẩm nông nghiệp đã được quan tâm nhưng chưa đủ, cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm lưu thông hàng hóa như xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp với nông dân, người sản xuất và người tiêu dùng.
Bộ đã tổ chức triển khai thí điểm cơ chế phối hợp bốn nhà ở 12 tỉnh để làm đầu mối trung gian kết nối doanh nghiệp và người sản xuất. Qua thí điểm tại 12 địa phương, các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài đã khảo sát, nghiên cứu, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với người nông dân; đã có thêm nhiều địa phương đề nghị Bộ Công Thương thực hiện công việc này trong thời gian tới.
Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại đã, đang tiếp tục gắn kết thị trường, giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài. Việc tiêu thụ hàng hóa, gắn bó chặt chẽ với cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam " để cuộc vận động đi vào cuộc sống. Đây là những việc làm tuy mới triển khai nhưng đã có kết quả bước đầu và cũng là con đường đúng đắn cần tiếp tục thực hiện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong việc phát triển thị trường trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết các bộ, ngành đã, đang tiếp tục nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hàng hóa, để bảo đảm "chữ tín" trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là tiêu thụ ra nước ngoài...
Năm 2016, mặt hàng điện theo giá thị trường
Liên quan đến việc điều hành giá điện, nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Khá bức xúc về vấn đề giá điện, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng ở Việt Nam, điện là mặt hàng rất kỳ lạ, tăng giá, tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa, thành điệp khúc mà có lẽ ra đời từ thuở khai sinh ra ngành điện lực và đồng hành cho tới nay.
Lẽ ra, việc tăng giá điện, người dân phải được lợi vì về lý thuyết, giá bán lẻ cũng là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư và khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và bán thì chi phí sẽ hạ, khi đó người dân sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh nhất. Tuy nhiên, điều này đúng với các ngành, nhưng không đúng với ngành điện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết bao giờ lý thuyết đó đúng với ngành điện.
Chung nỗi băn khoăn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) chất vấn về giải pháp Bộ Công Thương đề ra để giải quyết vấn đề giá vật tư sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, giá điện, giá xăng dầu tăng cao, làm cho đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng, thu nhập của người dân suy giảm trong khi đầu ra của sản phẩm nông nghiệp bị nhiều tầng nấc thương lái ép giá.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giá điện đã giữ ổn định suốt từ tháng 8/2013, đến tháng 3/2015 mới điều chỉnh tăng 7,5%. Việc điều chỉnh giá điện đã nằm trong chủ trương đưa giá điện về cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định về nguyên tắc điều chỉnh giá điện nếu các yếu tố đầu vào tăng đến mức phải điều chỉnh, đặc biệt là giá nhiên liệu, tỷ giá.
Thủy điện và nhiệt điện là hai loại hình sản xuất điện chính, chiếm đến 80% sản lượng điện cả nước. Chính phủ cho phép nếu mức điều chỉnh tăng giá dưới 10% thì giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trên 10% sẽ báo cáo Chính phủ.
Vừa qua, ngành điện đã trình ba phương án tăng giá điện 7,5%, 9,5% và 12%. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một tổ tư vấn liên ngành tham mưu về kinh tế vĩ mô gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, đã nghe ngành điện trình bày các phương án điều chỉnh giá điện.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trước đây Việt Nam duy trì cơ chế bao cấp nên giá điện thấp, đến năm 2014, giá bán điện mới cao hơn giá thành, tuy nhiên chưa phải là giá thị trường. Giá điện sẽ tăng dần theo lộ trình, theo nguyên tắc giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước và bảo đảm yêu cầu xã hội.
Chưa thực sự thỏa mãn với phần trả lời trên, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh điện bởi theo đại biểu, độc quyền sẽ khiến giá điện tăng kéo dài. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết năm 2016, giá điện sẽ được điều hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, giá bán lẻ cạnh tranh sẽ theo lộ trình Chính phủ đã phê duyệt, năm 2012 thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, năm 2016 thực hiện thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh (những hộ tiêu thụ điện lớn có thể mua điện trực tiếp từ các hộ có điện độc lập), từ năm 2021 thực hiện bán lẻ điện cạnh tranh. Các nhà sản xuất điện có thể tự sản xuất, tiêu thụ, người mua điện được tự do lựa chọn mua của người bán phù hợp...
Đáp ứng yêu cầu tăng giá xăng dầu theo đúng lộ trình
Ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong điều hành giá xăng dầu những năm gần đây, tuy nhiên, đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đặt vấn đề việc kinh doanh xăng dầu của Việt Nam không đúng theo thị trường, nhà nước vẫn quản lý giá là không đúng với vận hành của thị trường. Bộ Công Thương có giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ chuyển cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay sang cơ chế thị trường.
Bộ trưởng Vũ Huy Hàng giải đáp điện và xăng dầu là hàng hóa đặc biệt liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội và người dân, nên bất cứ biến động nào cũng đều có tác động đến người dân. Trong thời gian qua, đứng trước việc điều chỉnh giá cả hai mặt hàng này, với trách nhiệm được giao, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã nghiên cứu, tính toán cẩn trọng để có thể vừa đáp ứng yêu cầu tăng giá điện, xăng dầu theo đúng lộ trình, không bù giá, nhưng mặt khác giảm thiểu mức tối đa tác động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân, nhất là dân nghèo, nông dân, người có thu nhập thấp.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận xét theo đánh giá chung, việc điều hành đã từng bước đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu đi vào đúng yếu tố điều hành theo giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bộ trưởng khẳng định trách nhiệm với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này, Bộ Công Thương sẽ làm hết trách nhiệm được Chính phủ và nhân dân giao phó, thực hiện kiên trì cơ chế giá thị trường có sự quản lý của nhà nước nhưng quan tâm, tạo điều kiên thuận lợi cho sản xuất và người dân, nhất là người nghèo, nông dân, người có thu nhập thấp.
Làm rõ thêm về việc điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết hiện mặt hàng xăng dầu đang điều hành theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán xăng dầu trong biên độ giới hạn nhất định theo quy trình, nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra và điều tiết giá xăng dầu thông qua việc quy định tính giá cơ sở, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá để doanh nghiệp có căn cứ tính toán mức giá đăng ký với cơ quan nhà nước.
Việc điều hành xăng dầu trong nước được căn cứ trên biến động của giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, trong đó giá xăng dầu thành phẩm thế giới là yếu tố trọng yếu. Ở Việt Nam, xăng dầu trong nước chủ yếu nhập khẩu nên giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động của giá xăng dầu thế giới. Bản thân doanh nghiệp cũng bị tác động bởi việc tăng chi phí đầu vào. Do đó, phải thường xuyên rà soát để điều chỉnh, đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi và đảm bảo lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng.
Thực hiện đúng cam kết về di dân, tái định cư vùng dự án thủy điện
Dẫn giải việc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trong phiên chất vấn cùng ngày đã đề nghị Bộ trưởng Công Thương phải nghiêm khắc xử phạt đối với các doanh nghiệp không trồng rừng thay thế và rút giấy phép theo quy định của pháp luật, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) quan ngại những địa bàn không còn đất để trồng rừng thay thế thì xử lý thế nào? Vì sao khi lập dự án, không có đất để trồng rừng thay thế, dự án vẫn được phê duyệt, trách nhiệm này thuộc về ai và bao giờ người dân ở vùng triển khai dự án thủy điện vừa và nhỏ được hưởng chính sách tái định cư theo nghị quyết của Quốc hội?
Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính và doanh nghiệp nào chây ỳ không thực hiện; không trồng bù rừng theo kế hoạch; không nộp tiền trồng bù rừng sẽ bị xử lý và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương kiểm tra. Các doanh nghiệp được kiểm tra đều bày tỏ sẵn sàng trồng bù rừng theo kế hoạch hoặc nộp tiền cho địa phương, chưa có trường hợp nào chây ỳ. Nếu phát hiện, Bộ sẽ cương quyết xử lý.
Theo ông Vũ Huy Hoàng, với những địa phương không có quỹ đất cho trồng rừng thì theo quy định, những doanh nghiệp, dự án không có đất có thể nộp tiền cho địa phương chủ động trồng rừng ở nơi khác. Địa phương nào không bố trí được diện tích trồng rừng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để điều chỉnh diện tích trồng rừng ở địa phương khác.
Không đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thái Học tiếp tục chất vấn về trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án triển khai thủy điện bởi hiện đang xảy ra bất cập là doanh nghiệp sẵn sàng trồng rừng nhưng đất ở địa phương không còn nữa.
Giải trình rõ thêm, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết một số dự án thủy điện trước đây chưa chú trọng đến công tác trồng bù rừng, sau này trở thành vấn đề lớn, được cử tri và nhân dân cả nước và Quốc hội quan tâm, đặc biệt là ngày càng hoàn thiện các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng phát triển bền vững thì vấn đề môi trường được đặt ra hết sức nghiêm túc.
Từ đó, khi xem xét các dự án để quyết định đầu tư, bao giờ vấn đề đánh giá tác động môi trường cũng được xem xét, trong đó có phần tìm biện pháp để trồng bù diện tích rừng đã bị mất do xây dựng thủy điện.
Hai lần chất vấn Bộ trưởng về việc trồng rừng và tái định cư cho người dân vùng dự án thủy điện, đại biểu Nguyễn Văn Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị rà lại các dự án đã xây dựng thủy điện có đất để trồng rừng hay không vì đất quanh dự án thủy điện đã có chủ, không phải đất hoang. Đại biểu đặt câu hỏi lấy đất đâu để bù, phải chăng trồng bù rừng ở các điểm trong những dự án chưa làm thủ tục để đảm bảo an toàn hay phá rừng tự nhiên xung quanh các thủy điện để trồng mới rồi gọi là trồng bù?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết Bộ sẽ yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện vừa và nhỏ thực hiện đúng cam kết với chính quyền địa phương và người dân nơi dự án hoạt động về di dân, tái định cư, di dân đến nơi ở mới, điều kiện sống của người dân phải tốt hơn nơi ở cũ.
Nhiều nội dung khác liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, phụ kiện cho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm nâng tỷ trọng nội địa hóa giá trị sản xuất công nghiệp; xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng đã được các đại biểu đề cập và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời tại phiên chất vấn./.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: TTXVN) |
Giải đáp sự quan ngại của đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) về việc suy giảm hoạt động xuất khẩu, nhất là những mặt hàng nông nghiệp trong những tháng đầu năm, khiến cho sản xuất, đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn, bức xúc, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết nguyên nhân của tình trạng tốc độ tăng trưởng chưa đạt là do kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nông sản, thủy sản không bằng cùng kỳ năm trước do giá thấp hơn.
Giá dầu thô chỉ bằng 50% năm trước do giá thị trường sút giảm. Bên cạnh đó, một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam như EU, Nhật Bản do tỷ giá đồng đôla thấp nên xuất khẩu sang các thị trường này đạt thấp hơn so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định Bộ Công Thương luôn nhận thức sâu sắc rằng đối với Việt Nam, mặc dù khu vực nông nghiệp chỉ làm ra 18% thu nhập quốc dân nhưng có liên quan đến 70% dân số và trong tương lai khi nước ta trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục trở thành cấu phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của ngành khi đàm phán các Hiệp định thương mại, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do là luôn đàm phán với các nước mở cửa thị trường, dành ưu đãi cho sản phẩm Việt Nam có lợi thế, đặc biệt là nông sản.
Trong các hiệp định đã ký, Việt Nam đã thực hiện được điều này hay nói cách khác là đã đạt được "lợi ích cốt lõi" khi các đối tác chấp nhận mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Trong đàm phán các Hiệp định thương mại bình thường, dưới chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đàm phán, ký các hiệp định, thỏa thuận dài hạn về hợp tác thương mại gạo với tám nước, với tổng khối lượng bình quân từ 5,5-5,7 triệu tấn gạo/năm. Đây chính là cơ sở tiêu thụ gạo ổn định, bền vững trong dài hạn với các nước.
Với các sản phẩm rau quả, không chỉ các bộ, ngành mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong chương trình nghị sự quốc tế cũng đều nêu yêu cầu các nước mở cửa đối với hàng nông sản của Việt Nam. Chính vì vậy trong những năm qua, nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản... đã từng bước mở cửa đối với mặt hàng nông sản của Việt Nam. Đây là giải pháp Bộ Công Thương đang tích cực triển khai.
Bộ trưởng tin tưởng việc suy giảm hoạt động xuất khẩu trong năm tháng qua mang tính nhất thời. Đồng thời với việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã đàm phán, ký kết, việc nâng cao chất lượng, năng suất các mặt hàng nông sản, chắc chắn trong thời gian tới, tình hình này sẽ được cải thiện.
Nêu lên một thực tế đau lòng, chục kg hành tím không đổi được tô phở, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) chất vấn "ai" là người có lỗi, phải chịu trách nhiệm trước tình trạng dưa hấu, hành tím ế ẩm trong thời gian qua?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định sản phẩm nông nghiệp, nhất là rau quả có thời vụ ngắn, trồng phân tán ở nhiều địa phương, nên việc đưa đi tiêu thụ khắp đất nước và xuất hàng sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển. Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển hệ thống phân phối, lưu trữ, bảo quản các sản phẩm này, trong đó có hệ thống chợ.
Hiện Việt Nam đã có 8.500 chợ được cải tạo, xây dựng mới, chủ yếu là ở nông thôn, góp phần tiêu thụ khoảng 40% tổng khối lượng hàng hóa bán lẻ. Hệ thống khoảng 900 trung tâm thương mại và siêu thị tiêu thụ 30% sản phẩm hàng hóa trong nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống kho bãi để phân loại, lưu trữ hàng hóa trong nước và nước ngoài, dịch vụ hậu cần với 1.200 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến vận tải đa phương thức. Hệ thống phân phối các sản phẩm nông nghiệp đã được quan tâm nhưng chưa đủ, cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm lưu thông hàng hóa như xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp với nông dân, người sản xuất và người tiêu dùng.
Bộ đã tổ chức triển khai thí điểm cơ chế phối hợp bốn nhà ở 12 tỉnh để làm đầu mối trung gian kết nối doanh nghiệp và người sản xuất. Qua thí điểm tại 12 địa phương, các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài đã khảo sát, nghiên cứu, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với người nông dân; đã có thêm nhiều địa phương đề nghị Bộ Công Thương thực hiện công việc này trong thời gian tới.
Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại đã, đang tiếp tục gắn kết thị trường, giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài. Việc tiêu thụ hàng hóa, gắn bó chặt chẽ với cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam " để cuộc vận động đi vào cuộc sống. Đây là những việc làm tuy mới triển khai nhưng đã có kết quả bước đầu và cũng là con đường đúng đắn cần tiếp tục thực hiện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong việc phát triển thị trường trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết các bộ, ngành đã, đang tiếp tục nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hàng hóa, để bảo đảm "chữ tín" trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là tiêu thụ ra nước ngoài...
Năm 2016, mặt hàng điện theo giá thị trường
Liên quan đến việc điều hành giá điện, nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Khá bức xúc về vấn đề giá điện, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng ở Việt Nam, điện là mặt hàng rất kỳ lạ, tăng giá, tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa, thành điệp khúc mà có lẽ ra đời từ thuở khai sinh ra ngành điện lực và đồng hành cho tới nay.
Lẽ ra, việc tăng giá điện, người dân phải được lợi vì về lý thuyết, giá bán lẻ cũng là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư và khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và bán thì chi phí sẽ hạ, khi đó người dân sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh nhất. Tuy nhiên, điều này đúng với các ngành, nhưng không đúng với ngành điện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết bao giờ lý thuyết đó đúng với ngành điện.
Chung nỗi băn khoăn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) chất vấn về giải pháp Bộ Công Thương đề ra để giải quyết vấn đề giá vật tư sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, giá điện, giá xăng dầu tăng cao, làm cho đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng, thu nhập của người dân suy giảm trong khi đầu ra của sản phẩm nông nghiệp bị nhiều tầng nấc thương lái ép giá.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giá điện đã giữ ổn định suốt từ tháng 8/2013, đến tháng 3/2015 mới điều chỉnh tăng 7,5%. Việc điều chỉnh giá điện đã nằm trong chủ trương đưa giá điện về cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định về nguyên tắc điều chỉnh giá điện nếu các yếu tố đầu vào tăng đến mức phải điều chỉnh, đặc biệt là giá nhiên liệu, tỷ giá.
Thủy điện và nhiệt điện là hai loại hình sản xuất điện chính, chiếm đến 80% sản lượng điện cả nước. Chính phủ cho phép nếu mức điều chỉnh tăng giá dưới 10% thì giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trên 10% sẽ báo cáo Chính phủ.
Vừa qua, ngành điện đã trình ba phương án tăng giá điện 7,5%, 9,5% và 12%. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một tổ tư vấn liên ngành tham mưu về kinh tế vĩ mô gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, đã nghe ngành điện trình bày các phương án điều chỉnh giá điện.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trước đây Việt Nam duy trì cơ chế bao cấp nên giá điện thấp, đến năm 2014, giá bán điện mới cao hơn giá thành, tuy nhiên chưa phải là giá thị trường. Giá điện sẽ tăng dần theo lộ trình, theo nguyên tắc giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước và bảo đảm yêu cầu xã hội.
Chưa thực sự thỏa mãn với phần trả lời trên, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh điện bởi theo đại biểu, độc quyền sẽ khiến giá điện tăng kéo dài. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết năm 2016, giá điện sẽ được điều hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường, giá bán lẻ cạnh tranh sẽ theo lộ trình Chính phủ đã phê duyệt, năm 2012 thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, năm 2016 thực hiện thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh (những hộ tiêu thụ điện lớn có thể mua điện trực tiếp từ các hộ có điện độc lập), từ năm 2021 thực hiện bán lẻ điện cạnh tranh. Các nhà sản xuất điện có thể tự sản xuất, tiêu thụ, người mua điện được tự do lựa chọn mua của người bán phù hợp...
Đáp ứng yêu cầu tăng giá xăng dầu theo đúng lộ trình
Ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong điều hành giá xăng dầu những năm gần đây, tuy nhiên, đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đặt vấn đề việc kinh doanh xăng dầu của Việt Nam không đúng theo thị trường, nhà nước vẫn quản lý giá là không đúng với vận hành của thị trường. Bộ Công Thương có giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ chuyển cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay sang cơ chế thị trường.
Bộ trưởng Vũ Huy Hàng giải đáp điện và xăng dầu là hàng hóa đặc biệt liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội và người dân, nên bất cứ biến động nào cũng đều có tác động đến người dân. Trong thời gian qua, đứng trước việc điều chỉnh giá cả hai mặt hàng này, với trách nhiệm được giao, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã nghiên cứu, tính toán cẩn trọng để có thể vừa đáp ứng yêu cầu tăng giá điện, xăng dầu theo đúng lộ trình, không bù giá, nhưng mặt khác giảm thiểu mức tối đa tác động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân, nhất là dân nghèo, nông dân, người có thu nhập thấp.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận xét theo đánh giá chung, việc điều hành đã từng bước đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu đi vào đúng yếu tố điều hành theo giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bộ trưởng khẳng định trách nhiệm với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này, Bộ Công Thương sẽ làm hết trách nhiệm được Chính phủ và nhân dân giao phó, thực hiện kiên trì cơ chế giá thị trường có sự quản lý của nhà nước nhưng quan tâm, tạo điều kiên thuận lợi cho sản xuất và người dân, nhất là người nghèo, nông dân, người có thu nhập thấp.
Làm rõ thêm về việc điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết hiện mặt hàng xăng dầu đang điều hành theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán xăng dầu trong biên độ giới hạn nhất định theo quy trình, nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra và điều tiết giá xăng dầu thông qua việc quy định tính giá cơ sở, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá để doanh nghiệp có căn cứ tính toán mức giá đăng ký với cơ quan nhà nước.
Việc điều hành xăng dầu trong nước được căn cứ trên biến động của giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, trong đó giá xăng dầu thành phẩm thế giới là yếu tố trọng yếu. Ở Việt Nam, xăng dầu trong nước chủ yếu nhập khẩu nên giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động của giá xăng dầu thế giới. Bản thân doanh nghiệp cũng bị tác động bởi việc tăng chi phí đầu vào. Do đó, phải thường xuyên rà soát để điều chỉnh, đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi và đảm bảo lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng.
Thực hiện đúng cam kết về di dân, tái định cư vùng dự án thủy điện
Dẫn giải việc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trong phiên chất vấn cùng ngày đã đề nghị Bộ trưởng Công Thương phải nghiêm khắc xử phạt đối với các doanh nghiệp không trồng rừng thay thế và rút giấy phép theo quy định của pháp luật, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) quan ngại những địa bàn không còn đất để trồng rừng thay thế thì xử lý thế nào? Vì sao khi lập dự án, không có đất để trồng rừng thay thế, dự án vẫn được phê duyệt, trách nhiệm này thuộc về ai và bao giờ người dân ở vùng triển khai dự án thủy điện vừa và nhỏ được hưởng chính sách tái định cư theo nghị quyết của Quốc hội?
Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính và doanh nghiệp nào chây ỳ không thực hiện; không trồng bù rừng theo kế hoạch; không nộp tiền trồng bù rừng sẽ bị xử lý và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương kiểm tra. Các doanh nghiệp được kiểm tra đều bày tỏ sẵn sàng trồng bù rừng theo kế hoạch hoặc nộp tiền cho địa phương, chưa có trường hợp nào chây ỳ. Nếu phát hiện, Bộ sẽ cương quyết xử lý.
Theo ông Vũ Huy Hoàng, với những địa phương không có quỹ đất cho trồng rừng thì theo quy định, những doanh nghiệp, dự án không có đất có thể nộp tiền cho địa phương chủ động trồng rừng ở nơi khác. Địa phương nào không bố trí được diện tích trồng rừng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để điều chỉnh diện tích trồng rừng ở địa phương khác.
Không đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thái Học tiếp tục chất vấn về trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án triển khai thủy điện bởi hiện đang xảy ra bất cập là doanh nghiệp sẵn sàng trồng rừng nhưng đất ở địa phương không còn nữa.
Giải trình rõ thêm, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết một số dự án thủy điện trước đây chưa chú trọng đến công tác trồng bù rừng, sau này trở thành vấn đề lớn, được cử tri và nhân dân cả nước và Quốc hội quan tâm, đặc biệt là ngày càng hoàn thiện các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng phát triển bền vững thì vấn đề môi trường được đặt ra hết sức nghiêm túc.
Từ đó, khi xem xét các dự án để quyết định đầu tư, bao giờ vấn đề đánh giá tác động môi trường cũng được xem xét, trong đó có phần tìm biện pháp để trồng bù diện tích rừng đã bị mất do xây dựng thủy điện.
Hai lần chất vấn Bộ trưởng về việc trồng rừng và tái định cư cho người dân vùng dự án thủy điện, đại biểu Nguyễn Văn Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị rà lại các dự án đã xây dựng thủy điện có đất để trồng rừng hay không vì đất quanh dự án thủy điện đã có chủ, không phải đất hoang. Đại biểu đặt câu hỏi lấy đất đâu để bù, phải chăng trồng bù rừng ở các điểm trong những dự án chưa làm thủ tục để đảm bảo an toàn hay phá rừng tự nhiên xung quanh các thủy điện để trồng mới rồi gọi là trồng bù?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết Bộ sẽ yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện vừa và nhỏ thực hiện đúng cam kết với chính quyền địa phương và người dân nơi dự án hoạt động về di dân, tái định cư, di dân đến nơi ở mới, điều kiện sống của người dân phải tốt hơn nơi ở cũ.
Nhiều nội dung khác liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện, phụ kiện cho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm nâng tỷ trọng nội địa hóa giá trị sản xuất công nghiệp; xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng đã được các đại biểu đề cập và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời tại phiên chất vấn./.
(TTXVN/VIETNAM+)