Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, chiều 22/6, các đại biểu làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật thống kê (sửa đổi).
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, chiều 22/6, các đại biểu làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật thống kê (sửa đổi).
Chưa thống nhất về tổ chức thống kê nhà nước
Đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thống kê nhằm khắc phục những bất cập của Luật thống kê hiện hành như chất lượng, độ tin cậy của số liệu thống kê; chênh lệch số liệu thống kê giữa Trung ương và địa phương, giữa Tổng cục Thống kê với Bộ, ngành về một số chỉ tiêu thống kê; công tác phân tích, dự báo thống kê; việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nguồn dữ liệu thông tin sẵn có; về hội nhập quốc tế đối với công tác thống kê.
Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thống kê nhà nước và hoạt động thống kê ngoài nhà nước.
Đối với quy định về tổ chức thống kê nhà nước, đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên-Huế) cho rằng dự án luật không nên quy định cơ quan thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà nên hoạt động độc lập.
Theo đại biểu Hà Huy Thông, việc tách khỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nâng cao địa vị pháp lý cho cơ quan thống kê Trung ương. Bởi, một nền kinh tế thị trường cần có những thiết chế độc lập để chống lại sự can thiệp, bóp méo số liệu.
Nhiều nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường như Việt Nam cũng tổ chức cơ quan thống kê độc lập. Vì vậy, cần nghiên cứu thành lập cơ quan thống kê quốc gia Việt Nam, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đây cũng là ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang).
Các đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) lại kiến nghị cơ quan thống kê nên thuộc Chính phủ để bảo đảm tính minh bạch của số liệu thống kê.
Đại biểu Trương Văn Vở phân tích, chất lượng thống kê liên hệ mật thiết đến tổ chức cơ quan thống kê. Do đó, cần có địa vị pháp lý rõ ràng cho cơ quan thống kê.
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rõ thẩm quyền, mối quan hệ giữa các Bộ, ngành với địa phương. Vì vậy, có thể tổ chức cơ quan thống kê Trung ương thuộc Chính phủ, để bảo đảm sự độc lập tương đối, phát huy được vai trò của cơ quan thống kê, giải tỏa được áp lực với cơ quan thống kê hiện nay. Đây là điều kiện bảo đảm sự liên hệ chặt chẽ giữa thống kê địa phương và thống kê Trung ương.
Không cùng quan điểm, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) lại đề nghị cơ quan thống kê Trung ương nên thuộc Quốc hội để độc lập và có đủ thẩm quyền.
Cho ý kiến về quy định hệ thống thông tin thống kê nhà nước, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) tán thành với việc tổ chức theo 4 cấp (hệ thống thông tin thống kê quốc gia; hệ thống thông tin thống kê Bộ, ngành; hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh và hệ thống thông tin thống kê cấp huyện) để nâng cao tính minh bạch, chính xác, kịp thời của thống kê Nhà nước.
Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị dự án Luật cần quy định địa vị pháp lý của cơ quan thống kê Nhà nước và ở địa phương.
Số liệu thống kê cần bảo đảm tính khách quan, trung thực
Nhiều ý kiến thảo luận thể hiện sự quan tâm đến chất lượng số liệu thống kê.
Đại biểu Trương Văn Vở nêu rõ, cốt lõi, linh hồn của dự án luật là chất lượng của số liệu thống kê, nhưng dự án Luật chưa giải đáp được các đòi hỏi: chưa bảo đảm sự chính xác cao; chưa bảo đảm tổ chức hệ thống thống kê thống nhất; chưa thống nhất về phạm vi tính toán; phương pháp tính, chưa thống kê đầy đủ nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững; chưa quy định đủ cơ sở pháp lý.
Đại biểu Bùi Thị An đề nghị dự án Luật cần có quy định về số liệu thống kê phải chính xác, trung thực, phản ảnh hiện trạng khách quan của kinh tế-xã hội. Do đó, về nguyên tắc, số liệu thống kê cần so sánh được với quốc tế.
Đại biểu Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) nêu ý kiến, cần quy định cụ thể hơn về sử dụng các chỉ tiêu thống kê được thực hiện như thế nào, cách xử lý như thế nào khi có tranh chấp thống kê... để cung cấp hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất, chính xác.
Đảm bảo đảm tính chính xác của số liệu thống kê, đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) chỉ rõ, dự án luật cần có điều khoản quy định chung về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thống kê Trung ương trong việc công bố số liệu thống kê.
Thể hiện quan điểm nguyên tắc thống kê cần công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên-Huế) cho rằng ngoài dự án luật cần bổ sung, lồng ghép 10 nguyên tắc thống kê của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc.
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đề xuất dự án Luật nên bổ sung quy định về nguyên tắc số liệu thống kê tổng điều tra có giá trị cao hơn với số liệu điều tra hàng năm.
Số liệu thống kê chuyên ngành phải cao hơn số liệu thống kê của ngành khác về số liệu của ngành này. Khi có bất thường số liệu do các nguồn đưa ra, thì cơ quan thống kê Trung ương phải thẩm tra để xác định tính chính sách.
Ngoài ra, dự án Luật cần có nguyên tắc áp dụng số liệu thống kê của các tổ chức phi chính phủ.
Luật cũng phải công bố số liệu hàng tháng, hàng quý, cả năm và sự tin cậy của số liệu thống kê địa phương và thống kê Trung ương để người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể tìm được số liệu đáng tin cậy – đại biểu Nguyễn Văn Tiên nhấn mạnh.
Trong phiên họp buổi chiều, các đại biểu Quốc hội đã dành thời gian thảo luận về hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; về bảo mật thông tin thống kê nhà nước…/.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên-Huế Hà Huy Thông phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Chưa thống nhất về tổ chức thống kê nhà nước
Đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thống kê nhằm khắc phục những bất cập của Luật thống kê hiện hành như chất lượng, độ tin cậy của số liệu thống kê; chênh lệch số liệu thống kê giữa Trung ương và địa phương, giữa Tổng cục Thống kê với Bộ, ngành về một số chỉ tiêu thống kê; công tác phân tích, dự báo thống kê; việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nguồn dữ liệu thông tin sẵn có; về hội nhập quốc tế đối với công tác thống kê.
Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thống kê nhà nước và hoạt động thống kê ngoài nhà nước.
Đối với quy định về tổ chức thống kê nhà nước, đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên-Huế) cho rằng dự án luật không nên quy định cơ quan thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà nên hoạt động độc lập.
Theo đại biểu Hà Huy Thông, việc tách khỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nâng cao địa vị pháp lý cho cơ quan thống kê Trung ương. Bởi, một nền kinh tế thị trường cần có những thiết chế độc lập để chống lại sự can thiệp, bóp méo số liệu.
Nhiều nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường như Việt Nam cũng tổ chức cơ quan thống kê độc lập. Vì vậy, cần nghiên cứu thành lập cơ quan thống kê quốc gia Việt Nam, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đây cũng là ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang).
Các đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) lại kiến nghị cơ quan thống kê nên thuộc Chính phủ để bảo đảm tính minh bạch của số liệu thống kê.
Đại biểu Trương Văn Vở phân tích, chất lượng thống kê liên hệ mật thiết đến tổ chức cơ quan thống kê. Do đó, cần có địa vị pháp lý rõ ràng cho cơ quan thống kê.
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rõ thẩm quyền, mối quan hệ giữa các Bộ, ngành với địa phương. Vì vậy, có thể tổ chức cơ quan thống kê Trung ương thuộc Chính phủ, để bảo đảm sự độc lập tương đối, phát huy được vai trò của cơ quan thống kê, giải tỏa được áp lực với cơ quan thống kê hiện nay. Đây là điều kiện bảo đảm sự liên hệ chặt chẽ giữa thống kê địa phương và thống kê Trung ương.
Không cùng quan điểm, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) lại đề nghị cơ quan thống kê Trung ương nên thuộc Quốc hội để độc lập và có đủ thẩm quyền.
Cho ý kiến về quy định hệ thống thông tin thống kê nhà nước, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) tán thành với việc tổ chức theo 4 cấp (hệ thống thông tin thống kê quốc gia; hệ thống thông tin thống kê Bộ, ngành; hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh và hệ thống thông tin thống kê cấp huyện) để nâng cao tính minh bạch, chính xác, kịp thời của thống kê Nhà nước.
Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị dự án Luật cần quy định địa vị pháp lý của cơ quan thống kê Nhà nước và ở địa phương.
Số liệu thống kê cần bảo đảm tính khách quan, trung thực
Nhiều ý kiến thảo luận thể hiện sự quan tâm đến chất lượng số liệu thống kê.
Đại biểu Trương Văn Vở nêu rõ, cốt lõi, linh hồn của dự án luật là chất lượng của số liệu thống kê, nhưng dự án Luật chưa giải đáp được các đòi hỏi: chưa bảo đảm sự chính xác cao; chưa bảo đảm tổ chức hệ thống thống kê thống nhất; chưa thống nhất về phạm vi tính toán; phương pháp tính, chưa thống kê đầy đủ nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững; chưa quy định đủ cơ sở pháp lý.
Đại biểu Bùi Thị An đề nghị dự án Luật cần có quy định về số liệu thống kê phải chính xác, trung thực, phản ảnh hiện trạng khách quan của kinh tế-xã hội. Do đó, về nguyên tắc, số liệu thống kê cần so sánh được với quốc tế.
Đại biểu Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) nêu ý kiến, cần quy định cụ thể hơn về sử dụng các chỉ tiêu thống kê được thực hiện như thế nào, cách xử lý như thế nào khi có tranh chấp thống kê... để cung cấp hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất, chính xác.
Đảm bảo đảm tính chính xác của số liệu thống kê, đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) chỉ rõ, dự án luật cần có điều khoản quy định chung về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thống kê Trung ương trong việc công bố số liệu thống kê.
Thể hiện quan điểm nguyên tắc thống kê cần công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên-Huế) cho rằng ngoài dự án luật cần bổ sung, lồng ghép 10 nguyên tắc thống kê của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc.
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đề xuất dự án Luật nên bổ sung quy định về nguyên tắc số liệu thống kê tổng điều tra có giá trị cao hơn với số liệu điều tra hàng năm.
Số liệu thống kê chuyên ngành phải cao hơn số liệu thống kê của ngành khác về số liệu của ngành này. Khi có bất thường số liệu do các nguồn đưa ra, thì cơ quan thống kê Trung ương phải thẩm tra để xác định tính chính sách.
Ngoài ra, dự án Luật cần có nguyên tắc áp dụng số liệu thống kê của các tổ chức phi chính phủ.
Luật cũng phải công bố số liệu hàng tháng, hàng quý, cả năm và sự tin cậy của số liệu thống kê địa phương và thống kê Trung ương để người dân, doanh nghiệp, tổ chức có thể tìm được số liệu đáng tin cậy – đại biểu Nguyễn Văn Tiên nhấn mạnh.
Trong phiên họp buổi chiều, các đại biểu Quốc hội đã dành thời gian thảo luận về hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; về bảo mật thông tin thống kê nhà nước…/.
(TTXVN/VIETNAM+)