Đây là năm đầu tiên kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhằm hai mục đích: lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Đây là năm đầu tiên kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhằm hai mục đích: lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Do tính chất của hai kỳ thi hoàn toàn khác nhau nên việc kết hợp các câu hỏi như thế nào trong đề thi để đảm bảo hai mục tiêu, vừa đánh giá năng lực trung bình đại trà, vừa phân loại thí sinh là điều khiến ngành giáo dục đau đầu nhất.
Để đáp ứng yêu cầu trên, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi sẽ có cấu trúc về độ dễ - khó theo tỷ lệ 60 - 40.
Cụ thể, đề sẽ có 60% câu hỏi thuộc phần kiến thức cơ bản, 40% câu hỏi nâng cao nhằm phân loại thí sinh.
Với cách cơ cấu trên, theo ông Trinh, thí sinh chỉ cần làm được 50% câu hỏi thuộc 60% nội dung kiến thức cơ bản là đã đạt yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông.
“Mọi năm, thí sinh làm bài thi tốt nghiệp cần 5/10 điểm mới đạt yêu cầu tốt nghiệp thì nay các em chỉ cần đạt 3/10 điểm,” ông Trinh nói.
Vẫn theo ông Trinh, có thể có thí sinh thậm chí không đạt mức 3/10 điểm nhưng do có đến bốn môn thi để xét tốt nghiệp nên điểm bài thi khác sẽ gánh lên.
Mặt khác, thí sinh không nên lo lắng về vấn đề đỗ tốt nghiệp bởi điểm thi chỉ chiếm 50% trong số trong điểm xét tốt nghiệp, 50% còn lại là điểm học lực lớp 12 của các em, chưa kể các điểm khuyến khích như điểm học nghề…
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cũng “bật mí” về một điểm rất đáng chú ý của đề thi là đề sẽ được sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó. Điều này nhằm tạo thuận lợi nhất cho thí sinh khi làm bài thi, tránh tình trạng các em sẽ bị áp lực tâm lý ngay từ đầu khi gặp câu hỏi khó.
Tuy đề có câu hỏi khó và dễ khác nhau, nhưng ông Trinh khẳng định nội dung các câu hỏi đều nằm trong chương trình trung học phổ thông, chú trọng ở lớp 12.
Trước đó, nhiều địa phương có tổ chức thi thử kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với đề tương đối khó, thí sinh đạt điểm khá thấp. Điều này khiến không ít phụ huynh, thi sinh hoang mang lo lắng.
Tuy nhiên, mới đây, trong buổi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định kỳ thi sẽ hướng đến số đông thí sinh có thể đạt được.
“Sẽ không có cú sốc nào với xã hội trong quá trình triển khai kỳ thi vì mục tiêu của đổi mới căn bản của đào tạo không phải tạo ra những cú sốc, mà tạo sự thay đổi, biến chuyển của chất lượng tốt lên. Đã gọi là tốt nghiệp phổ thông thì phải là phần lớn các cháu, chứ không thể có sự thay đổi đột ngột”, ông Luận khẳng định.
Và với định hướng đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyên thí sinh yên tâm ôn tập, làm bài một cách cố gắng nhất./.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khuyên thí sinh nên yên tâm và tập trung làm bài thi. (Ảnh: TTXVN) |
Để đáp ứng yêu cầu trên, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi sẽ có cấu trúc về độ dễ - khó theo tỷ lệ 60 - 40.
Cụ thể, đề sẽ có 60% câu hỏi thuộc phần kiến thức cơ bản, 40% câu hỏi nâng cao nhằm phân loại thí sinh.
Với cách cơ cấu trên, theo ông Trinh, thí sinh chỉ cần làm được 50% câu hỏi thuộc 60% nội dung kiến thức cơ bản là đã đạt yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông.
“Mọi năm, thí sinh làm bài thi tốt nghiệp cần 5/10 điểm mới đạt yêu cầu tốt nghiệp thì nay các em chỉ cần đạt 3/10 điểm,” ông Trinh nói.
Vẫn theo ông Trinh, có thể có thí sinh thậm chí không đạt mức 3/10 điểm nhưng do có đến bốn môn thi để xét tốt nghiệp nên điểm bài thi khác sẽ gánh lên.
Mặt khác, thí sinh không nên lo lắng về vấn đề đỗ tốt nghiệp bởi điểm thi chỉ chiếm 50% trong số trong điểm xét tốt nghiệp, 50% còn lại là điểm học lực lớp 12 của các em, chưa kể các điểm khuyến khích như điểm học nghề…
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cũng “bật mí” về một điểm rất đáng chú ý của đề thi là đề sẽ được sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó. Điều này nhằm tạo thuận lợi nhất cho thí sinh khi làm bài thi, tránh tình trạng các em sẽ bị áp lực tâm lý ngay từ đầu khi gặp câu hỏi khó.
Tuy đề có câu hỏi khó và dễ khác nhau, nhưng ông Trinh khẳng định nội dung các câu hỏi đều nằm trong chương trình trung học phổ thông, chú trọng ở lớp 12.
Trước đó, nhiều địa phương có tổ chức thi thử kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với đề tương đối khó, thí sinh đạt điểm khá thấp. Điều này khiến không ít phụ huynh, thi sinh hoang mang lo lắng.
Tuy nhiên, mới đây, trong buổi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định kỳ thi sẽ hướng đến số đông thí sinh có thể đạt được.
“Sẽ không có cú sốc nào với xã hội trong quá trình triển khai kỳ thi vì mục tiêu của đổi mới căn bản của đào tạo không phải tạo ra những cú sốc, mà tạo sự thay đổi, biến chuyển của chất lượng tốt lên. Đã gọi là tốt nghiệp phổ thông thì phải là phần lớn các cháu, chứ không thể có sự thay đổi đột ngột”, ông Luận khẳng định.
Và với định hướng đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyên thí sinh yên tâm ôn tập, làm bài một cách cố gắng nhất./.
(VIETNAM+)