Sáng 25/5, các đại biểu làm việc tại Hội trường nghe tờ trình dự án Luật thống kê (sửa đổi) và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 25/5, các đại biểu làm việc tại Hội trường nghe tờ trình dự án Luật thống kê (sửa đổi) và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động.
[links()]Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thống kê
Luật Thống kê đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 (Luật Thống kê năm 2003). Sau hơn mười năm thực hiện, Luật Thống kê năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thống kê; hình thành Hệ thống tổ chức thống kê và sự phối hợp giữa Cơ quan Thống kê Trung ương với thống kê bộ, ngành ngày càng tiến bộ.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Luật đã bộc lộ rõ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Luật Thống kê năm 2003 chưa mở rộng đầy đủ phạm vi điều chỉnh đến loại hình hoạt động kinh doanh đặc thù; thiếu các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; công tác phân tích và dự báo thống kê phát triển chậm…
Vì vậy, việc sửa đổi Luật thống kê hiện hành là cần thiết nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thống kê; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thống kê, củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thống kê nhà nước.
Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) được sửa đổi, bổ sung căn bản, toàn diện, đặc biệt là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, sửa đổi những quy định hiện hành còn hạn chế, không thống nhất, không phù hợp với thực tế về tổ chức và hoạt động thống kê hiện nay và bổ sung các quy định về hoạt động thống kê mà Luật Thống kê năm 2003 chưa quy định.
Luật Thống kê năm 2003 gồm 8 Chương, 42 điều. Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) bao gồm 9 chương, 74 điều (tăng 32 điều). Trong đó bổ sung 2 chương mới là Chương 5 “Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến, công nghệ thông tin - truyền thông và hợp tác quốc tế trong hoạt động thống kê nhà nước” và Chương 8 "Hoạt động thống kê ngoài nhà nước"…
Tán thành mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng trước tình hình mất an toàn lao động, vệ sinh lao động như hiện nay, việc Quốc hội thông qua dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động là điều cần thiết, kịp thời tạo hành lang pháp lý điều chỉnh những vấn đề đang phát sinh trong thực tế.
Qua thảo luận , đại đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động. Việc mở rộng đối tượng áp dụng của dự án Luật đối với người lao động thuộc khu vực không có quan hệ lao động là thể chế hóa quan điểm của Đảng, Điều 35 của Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhằm xây dựng môi trường an toàn cho người lao động trong khu vực này.
Dự thảo Luật đã quy định cụ thể các chính sách đối với người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động bao gồm: quyền và nghĩa vụ của người lao động (Điều 6); thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 13); huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Điều 14); khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố an toàn lao động (Điều 35, 37); điều tra tai nạn lao động, sự cố an toàn lao động nghiêm trọng (Điều 36); chính sách bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện cho người lao động (khoản 3 Điều 6); khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (Điều 8, 9, 10, 11, 84).
Tại phiên thảo luận sáng nay, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đại biểu Trần Thanh Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị cần khẩn trương hơn nữa trong việc công bố bệnh nghề nghiệp.
Tại Điều 38, Khoản 1 có quy định “ Tất cả người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp đều phải được thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động và được định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.”
Theo đại biểu quy định này có điểm còn chưa hợp lý. Thời gian qua, quy mô nền kinh tế của nước ta đã có bước chuyển mình rất lớn nhưng mới công bố thêm 21 bệnh nghề nghiệp, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên quốc tế đã có sự bổ sung đầy đủ, kịp thời hơn. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm 3 căn cứ trong việc công bố bệnh nghề nghiệp : môi trường lao động, thiết bị công nghệ và nguyên nhiên vật liệu.
Đại biểu đề nghị cần khẩn trương trong việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp. Tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.”
Theo đại biểu cần quy định rõ việc đầu tư nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu ứng dụng khoa học an toàn lao động. Làm tốt việc này sẽ rút ngắn khoản cách về việc quá chênh lệch về số lượng, chủng loại bệnh nghề nghiệp của Việt Nam so với khu vực và thế giới - đại biểu Trần Thanh Hải đánh giá.
Đại biểu Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ), cho rằng dự thảo Luật mới chỉ quy định điều tra tai nạn lao động và sự cố tai nạn lao động nghiêm trọng mà thiếu điều khoản quy định về điều tra về bệnh nghề nghiệp. Đại biểu Nguyễn Minh Phương đề nghị bổ sung thêm để phù hợp với công ước quốc tế về nội dung này mà Việt Nam đã thông qua.
Đại biểu cho rằng việc bổ sung này là cần thiết để phục vụ yêu cầu của bảo hiểm xã hội về tính chính xác của hồ sơ chi trả, bồi thường bệnh nghề nghiêp; đáp ứng yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động đối với các cơ sở có các yêu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp nhưng không thực hiện theo yêu cầu của pháp luật để khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp, đồng thời là căn cứ khi có yêu cầu khiếu nại của người lao động và đại diện người lao động.
Về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung về chính sách bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện, chưa quy định chính sách bảo hiểm bệnh nghề nghiệp vì khó khả thi.
Đồng thời, giao cho Chính phủ quyết định cụ thể về đối tượng và thời điểm thực hiện chính sách này cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn. Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho biết các nước khi xây dựng chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thường căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khả năng quản lý đối tượng tham gia để mở rộng dần đối tượng.
Tổ chức lao động quốc tế cũng khuyến nghị các quốc gia chỉ áp dụng chính sách bảo hiểm cho một bộ phận người lao động không có quan hệ lao động (xã viên hợp tác xã, người lao động tự do hoặc tự tạo việc làm trong các trang trại và doanh nghiệp quy mô nhỏ).
Dự thảo Luật đã quy định mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tối đa 1% (thay cho mức đóng cố định 1% như trước đây) và giao Chính phủ căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để quyết định mức đóng cụ thể.
Tuy nhiên, đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, quy định mức tối đa đóng quỹ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động là 1%, vậy mức đóng tối thiểu là bao nhiêu, mức chi phù hợp với mức đóng như thế nào?
Có quan điểm cần có chế tài đủ mạnh đối với người chủ lao động đối với người lao động khi để mất an toàn, vệ sinh lao động, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) nêu rõ phải gắn trách nhiệm của người sử dụng lao động vào lĩnh vực tuyên truyền vận động.
Đại biểu thể hiện sự đồng tình cao khi dự thảo Luật đưa trách nhiệm của người chủ lao động trong việc tham gia tập huấn, tuyên truyền huấn luyện… trong nội dung này để trực tiếp tuyên truyền cho người lao động.
Theo chương trình, buổi chiều, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013./.
Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Nguyễn Minh Phương phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Luật Thống kê đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 (Luật Thống kê năm 2003). Sau hơn mười năm thực hiện, Luật Thống kê năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thống kê; hình thành Hệ thống tổ chức thống kê và sự phối hợp giữa Cơ quan Thống kê Trung ương với thống kê bộ, ngành ngày càng tiến bộ.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Luật đã bộc lộ rõ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Luật Thống kê năm 2003 chưa mở rộng đầy đủ phạm vi điều chỉnh đến loại hình hoạt động kinh doanh đặc thù; thiếu các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; công tác phân tích và dự báo thống kê phát triển chậm…
Vì vậy, việc sửa đổi Luật thống kê hiện hành là cần thiết nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thống kê; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thống kê, củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thống kê nhà nước.
Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) được sửa đổi, bổ sung căn bản, toàn diện, đặc biệt là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, sửa đổi những quy định hiện hành còn hạn chế, không thống nhất, không phù hợp với thực tế về tổ chức và hoạt động thống kê hiện nay và bổ sung các quy định về hoạt động thống kê mà Luật Thống kê năm 2003 chưa quy định.
Luật Thống kê năm 2003 gồm 8 Chương, 42 điều. Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) bao gồm 9 chương, 74 điều (tăng 32 điều). Trong đó bổ sung 2 chương mới là Chương 5 “Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến, công nghệ thông tin - truyền thông và hợp tác quốc tế trong hoạt động thống kê nhà nước” và Chương 8 "Hoạt động thống kê ngoài nhà nước"…
Tán thành mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng trước tình hình mất an toàn lao động, vệ sinh lao động như hiện nay, việc Quốc hội thông qua dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động là điều cần thiết, kịp thời tạo hành lang pháp lý điều chỉnh những vấn đề đang phát sinh trong thực tế.
Qua thảo luận , đại đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động. Việc mở rộng đối tượng áp dụng của dự án Luật đối với người lao động thuộc khu vực không có quan hệ lao động là thể chế hóa quan điểm của Đảng, Điều 35 của Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhằm xây dựng môi trường an toàn cho người lao động trong khu vực này.
Dự thảo Luật đã quy định cụ thể các chính sách đối với người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động bao gồm: quyền và nghĩa vụ của người lao động (Điều 6); thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 13); huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Điều 14); khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố an toàn lao động (Điều 35, 37); điều tra tai nạn lao động, sự cố an toàn lao động nghiêm trọng (Điều 36); chính sách bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện cho người lao động (khoản 3 Điều 6); khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (Điều 8, 9, 10, 11, 84).
Tại phiên thảo luận sáng nay, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đại biểu Trần Thanh Hải (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị cần khẩn trương hơn nữa trong việc công bố bệnh nghề nghiệp.
Tại Điều 38, Khoản 1 có quy định “ Tất cả người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp đều phải được thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động và được định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.”
Theo đại biểu quy định này có điểm còn chưa hợp lý. Thời gian qua, quy mô nền kinh tế của nước ta đã có bước chuyển mình rất lớn nhưng mới công bố thêm 21 bệnh nghề nghiệp, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên quốc tế đã có sự bổ sung đầy đủ, kịp thời hơn. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm 3 căn cứ trong việc công bố bệnh nghề nghiệp : môi trường lao động, thiết bị công nghệ và nguyên nhiên vật liệu.
Đại biểu đề nghị cần khẩn trương trong việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp. Tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.”
Theo đại biểu cần quy định rõ việc đầu tư nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu ứng dụng khoa học an toàn lao động. Làm tốt việc này sẽ rút ngắn khoản cách về việc quá chênh lệch về số lượng, chủng loại bệnh nghề nghiệp của Việt Nam so với khu vực và thế giới - đại biểu Trần Thanh Hải đánh giá.
Đại biểu Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ), cho rằng dự thảo Luật mới chỉ quy định điều tra tai nạn lao động và sự cố tai nạn lao động nghiêm trọng mà thiếu điều khoản quy định về điều tra về bệnh nghề nghiệp. Đại biểu Nguyễn Minh Phương đề nghị bổ sung thêm để phù hợp với công ước quốc tế về nội dung này mà Việt Nam đã thông qua.
Đại biểu cho rằng việc bổ sung này là cần thiết để phục vụ yêu cầu của bảo hiểm xã hội về tính chính xác của hồ sơ chi trả, bồi thường bệnh nghề nghiêp; đáp ứng yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động đối với các cơ sở có các yêu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp nhưng không thực hiện theo yêu cầu của pháp luật để khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp, đồng thời là căn cứ khi có yêu cầu khiếu nại của người lao động và đại diện người lao động.
Về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung về chính sách bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện, chưa quy định chính sách bảo hiểm bệnh nghề nghiệp vì khó khả thi.
Đồng thời, giao cho Chính phủ quyết định cụ thể về đối tượng và thời điểm thực hiện chính sách này cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn. Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho biết các nước khi xây dựng chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thường căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khả năng quản lý đối tượng tham gia để mở rộng dần đối tượng.
Tổ chức lao động quốc tế cũng khuyến nghị các quốc gia chỉ áp dụng chính sách bảo hiểm cho một bộ phận người lao động không có quan hệ lao động (xã viên hợp tác xã, người lao động tự do hoặc tự tạo việc làm trong các trang trại và doanh nghiệp quy mô nhỏ).
Dự thảo Luật đã quy định mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tối đa 1% (thay cho mức đóng cố định 1% như trước đây) và giao Chính phủ căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để quyết định mức đóng cụ thể.
Tuy nhiên, đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, quy định mức tối đa đóng quỹ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động là 1%, vậy mức đóng tối thiểu là bao nhiêu, mức chi phù hợp với mức đóng như thế nào?
Có quan điểm cần có chế tài đủ mạnh đối với người chủ lao động đối với người lao động khi để mất an toàn, vệ sinh lao động, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) nêu rõ phải gắn trách nhiệm của người sử dụng lao động vào lĩnh vực tuyên truyền vận động.
Đại biểu thể hiện sự đồng tình cao khi dự thảo Luật đưa trách nhiệm của người chủ lao động trong việc tham gia tập huấn, tuyên truyền huấn luyện… trong nội dung này để trực tiếp tuyên truyền cho người lao động.
Theo chương trình, buổi chiều, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013./.
(TTXVN/VIETNAM+)