Chiều 8/4, trong chương trình làm việc của Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về kết quả tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132).
Chiều 8/4, trong chương trình làm việc của Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về kết quả tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132).
Buổi làm việc có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội đồng IPU-132.
[links()]Thành công của Đại hội đồng IPU-132 có ý nghĩa quan trọng đối với IPU
Theo đánh giá tại buổi tổng kết, Đại hội đồng IPU-132 và các hội nghị liên quan đã được tổ chức thành công tốt đẹp; thông qua Tuyên bố Hà Nội - văn kiện quan trọng hàng đầu của hội nghị.
Đại hội đồng thu hút sự tham gia của gần 2.000 khách quốc tế với 174 đoàn, 715 nghị sỹ của 133 nghị viện thành viên Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
Đại hội đồng còn thu hút sự tham dự của 23 quan sát viên, 9 thành viên liên kết của IPU và 9 khách mời của IPU. Đặc biệt, IPU-132 có sự tham dự của 51 Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện; 49 Phó Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện và lãnh đạo các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng tới tham dự.
Gần 100 phóng viên báo chí nhiều quốc gia trên thế giới đã tới dự và đưa tin về sự kiện ngoại giao nghị viện này.
Các ý kiến tại buổi tổng kết cho rằng đây là Hội nghị quốc tế đa phương có quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất mà Việt Nam đăng cai tổ chức; là thành công to lớn của nước chủ nhà Đại hội đồng IPU-132, có ý nghĩa quan trọng đối với IPU và được IPU đánh giá cao.
Chủ đề tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng do Việt Nam đề xuất “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động" đã thu hút sự quan tâm, thảo luận sôi nổi của các đoàn tham dự; thể hiện sự đồng tình và đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề này. Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực và chủ động tại các Diễn đàn và Hội nghị; đóng góp các ý kiến có chất lượng vào các dự thảo nghị quyết và văn bản của các phiên họp.
Tuyên bố Hà Nội - sáng kiến của Việt Nam được thông qua đã tiếp thu hầu hết các điểm then chốt; trở thành tuyên bố có ý nghĩa hết sức quan trọng của IPU-132 cũng như đối với IPU.
Văn kiện này đã phản ánh được các nội dung cơ bản về cam kết và hành động của nghị viện đối với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) sau năm 2015.
Tuyên bố Hà Nội sẽ là văn kiện chính thức được IPU chuyển tới Hội nghị toàn cầu các Chủ tịch Quốc hội và Nghị viện (tháng 8/2015), Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc về các Mục tiêu phát triển bền vững được tổ chức ngay trước thềm Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 (tháng 9/2015).
Đối với Việt Nam, Tuyên bố Hà Nội được thông qua thể hiện sự chủ động, tích cực của Quốc hội Việt Nam trong hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; thể hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Quốc hội Việt Nam; góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Đại hội đồng IPU-132 là thành công lớn của Liên minh nghị viện thế giới; là sự kiện nâng cao uy tín, vị thế của IPU. Đặc biệt là chủ đề của Đại hội đồng lần này hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững sau 2015 của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 (tháng 9/2015).
Đối với Việt Nam, đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, ngoại giao của đất nước thể hiện qua những nội dung, chủ đề được đề xuất tại các diễn đàn đều nhận được sự quan tâm chung, mang tính toàn cầu và tạo được sự đồng thuận lớn.
Đại hội đồng IPU-132 còn là một sự kiện mang tính văn hóa cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Ngoài công tác nội dung, đây còn là thành công của các lĩnh vực an ninh, y tế, lễ tân và đặc biệt là công tác tuyên truyền, báo chí.
Đây là kết quả của chỉ đạo chặt chẽ từ Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội, sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng, triển khai tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các địa phương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Biểu dương các cơ quan, tổ chức, địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức thành công Đại hội đồng IPU-132, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan tập hợp các báo cáo về Đại hội đồng để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội; đồng thời tiếp tục tuyên truyền về thành công của sự kiện này gắn với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam tới các diễn đàn khu vực, toàn cầu mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, có kế hoạch triển khai những nội dung cam kết từ kết quả của Đại hội đồng.
Thưởng vượt thu ngân sách để khuyến khích địa phương
Trước đó, cũng trong chiều 8/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Các nội dung của dự thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý trong buổi làm việc chiều 8/4 là những vấn đề thưởng vượt thu ngân sách Nhà nước; ứng trước dự toán năm sau; chuyển nguồn ngân sách; quy trình ngân sách.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Ủy ban này hiện có hai nhóm ý kiến khác nhau trong việc xử lý thưởng vượt thu ngân sách Nhà nước. Theo đó, có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định của Luật ngân sách Nhà nước hiện hành đó là tính thưởng dựa trên số thu các khoản phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
Cơ quan thẩm tra các dự án luật về tài chính, ngân sách của Quốc hội cũng phân tích phương án này có ưu điểm là đã được áp dụng nhiều năm, ổn định nhưng có nhược điểm là khu phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Song phần vượt dự toán của Trung ương thưởng cho địa phương là chưa hợp lý; mặt khác, không khuyến khích được các địa phương tích cực thu phần Ngân sách Trung ương được hưởng 100%. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án này.
Song cũng có ý kiến đề xuất phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu của Ngân sách Trung ương hưởng 100% trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành với đề xuất này. Phương án này có ưu điểm là khuyến khích các địa phương tăng cường quản lý thu ngân sách và có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng cũng có nhược điểm là nếu như không có sự quản lý chặt chẽ ở địa phương, cũng có trường hợp vì quyền lợi của các địa phương mà gây ra những hoạt động bất thường về nhập khẩu hàng hóa thông qua các cửa khẩu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý cơ quan soạn thảo đảm bảo tính tương thích của Dự án Luật này với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc thưởng vượt thu ngân sách là cần thiết bởi đây là kết quả nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các phương án thưởng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần đặt ra trần phần trăm để khống chế mức thưởng vượt thu ở mức tối đa là 30% nhằm tạo điều kiện khuyến khích các địa phương tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế xã hội./.
Buổi làm việc có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội đồng IPU-132.
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: TTXVN) |
Theo đánh giá tại buổi tổng kết, Đại hội đồng IPU-132 và các hội nghị liên quan đã được tổ chức thành công tốt đẹp; thông qua Tuyên bố Hà Nội - văn kiện quan trọng hàng đầu của hội nghị.
Đại hội đồng thu hút sự tham gia của gần 2.000 khách quốc tế với 174 đoàn, 715 nghị sỹ của 133 nghị viện thành viên Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
Đại hội đồng còn thu hút sự tham dự của 23 quan sát viên, 9 thành viên liên kết của IPU và 9 khách mời của IPU. Đặc biệt, IPU-132 có sự tham dự của 51 Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện; 49 Phó Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện và lãnh đạo các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng tới tham dự.
Gần 100 phóng viên báo chí nhiều quốc gia trên thế giới đã tới dự và đưa tin về sự kiện ngoại giao nghị viện này.
Các ý kiến tại buổi tổng kết cho rằng đây là Hội nghị quốc tế đa phương có quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất mà Việt Nam đăng cai tổ chức; là thành công to lớn của nước chủ nhà Đại hội đồng IPU-132, có ý nghĩa quan trọng đối với IPU và được IPU đánh giá cao.
Chủ đề tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng do Việt Nam đề xuất “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động" đã thu hút sự quan tâm, thảo luận sôi nổi của các đoàn tham dự; thể hiện sự đồng tình và đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề này. Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực và chủ động tại các Diễn đàn và Hội nghị; đóng góp các ý kiến có chất lượng vào các dự thảo nghị quyết và văn bản của các phiên họp.
Tuyên bố Hà Nội - sáng kiến của Việt Nam được thông qua đã tiếp thu hầu hết các điểm then chốt; trở thành tuyên bố có ý nghĩa hết sức quan trọng của IPU-132 cũng như đối với IPU.
Văn kiện này đã phản ánh được các nội dung cơ bản về cam kết và hành động của nghị viện đối với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) sau năm 2015.
Tuyên bố Hà Nội sẽ là văn kiện chính thức được IPU chuyển tới Hội nghị toàn cầu các Chủ tịch Quốc hội và Nghị viện (tháng 8/2015), Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc về các Mục tiêu phát triển bền vững được tổ chức ngay trước thềm Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 (tháng 9/2015).
Đối với Việt Nam, Tuyên bố Hà Nội được thông qua thể hiện sự chủ động, tích cực của Quốc hội Việt Nam trong hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; thể hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Quốc hội Việt Nam; góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Đại hội đồng IPU-132 là thành công lớn của Liên minh nghị viện thế giới; là sự kiện nâng cao uy tín, vị thế của IPU. Đặc biệt là chủ đề của Đại hội đồng lần này hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững sau 2015 của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 (tháng 9/2015).
Đối với Việt Nam, đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, ngoại giao của đất nước thể hiện qua những nội dung, chủ đề được đề xuất tại các diễn đàn đều nhận được sự quan tâm chung, mang tính toàn cầu và tạo được sự đồng thuận lớn.
Đại hội đồng IPU-132 còn là một sự kiện mang tính văn hóa cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Ngoài công tác nội dung, đây còn là thành công của các lĩnh vực an ninh, y tế, lễ tân và đặc biệt là công tác tuyên truyền, báo chí.
Đây là kết quả của chỉ đạo chặt chẽ từ Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội, sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng, triển khai tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các địa phương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Biểu dương các cơ quan, tổ chức, địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức thành công Đại hội đồng IPU-132, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan tập hợp các báo cáo về Đại hội đồng để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội; đồng thời tiếp tục tuyên truyền về thành công của sự kiện này gắn với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam tới các diễn đàn khu vực, toàn cầu mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, có kế hoạch triển khai những nội dung cam kết từ kết quả của Đại hội đồng.
Thưởng vượt thu ngân sách để khuyến khích địa phương
Trước đó, cũng trong chiều 8/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Các nội dung của dự thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý trong buổi làm việc chiều 8/4 là những vấn đề thưởng vượt thu ngân sách Nhà nước; ứng trước dự toán năm sau; chuyển nguồn ngân sách; quy trình ngân sách.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Ủy ban này hiện có hai nhóm ý kiến khác nhau trong việc xử lý thưởng vượt thu ngân sách Nhà nước. Theo đó, có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định của Luật ngân sách Nhà nước hiện hành đó là tính thưởng dựa trên số thu các khoản phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
Cơ quan thẩm tra các dự án luật về tài chính, ngân sách của Quốc hội cũng phân tích phương án này có ưu điểm là đã được áp dụng nhiều năm, ổn định nhưng có nhược điểm là khu phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Song phần vượt dự toán của Trung ương thưởng cho địa phương là chưa hợp lý; mặt khác, không khuyến khích được các địa phương tích cực thu phần Ngân sách Trung ương được hưởng 100%. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án này.
Song cũng có ý kiến đề xuất phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu của Ngân sách Trung ương hưởng 100% trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành với đề xuất này. Phương án này có ưu điểm là khuyến khích các địa phương tăng cường quản lý thu ngân sách và có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng cũng có nhược điểm là nếu như không có sự quản lý chặt chẽ ở địa phương, cũng có trường hợp vì quyền lợi của các địa phương mà gây ra những hoạt động bất thường về nhập khẩu hàng hóa thông qua các cửa khẩu.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý cơ quan soạn thảo đảm bảo tính tương thích của Dự án Luật này với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc thưởng vượt thu ngân sách là cần thiết bởi đây là kết quả nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các phương án thưởng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần đặt ra trần phần trăm để khống chế mức thưởng vượt thu ở mức tối đa là 30% nhằm tạo điều kiện khuyến khích các địa phương tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế xã hội./.
(TTXVN/VIETNAM+)