Theo bà Trần Tuyết Minh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã họp thống nhất chọn ngày 23/3/1975 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.
Theo bà Trần Tuyết Minh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã họp thống nhất chọn ngày 23/3/1975 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.
Trước đó, ngày 15/4/2015, Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học, nguyên lãnh đạo tỉnh để xác định ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.
Theo đó, tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiên cứu, thảo luận nghiêm túc với tinh thần khách quan, khoa học, trách nhiệm với lịch sử và đã đi đến thống nhất chọn ngày 23/3/1975 ngày giải phóng quận An Lộc - trung tâm hành chính của tỉnh Bình Long (cũ) làm ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, việc chọn ngày 23/3/1975 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước với các lý do về nguyên tắc đầu tiên là cần phải được tôn trọng và xem xét theo quan điểm lịch sử cụ thể. Có nghĩa là phải xem xét vấn đề gắn với bối cảnh lịch sử ở thời điểm xảy ra sự kiện.
Trong trường hợp này, phải ghi nhận cơ cấu tổ chức hành chính và vị thế của các địa phương trong tỉnh Bình Phước ngày nay đúng như hiện trạng ở giai đoạn 1972-1975. Tức là ở từng thời điểm được giải phóng, chỉ có hai quận Phước Bình và An Lộc là tỉnh lỵ (trung tâm hành chính) của hai tỉnh Phước Long và Bình Long.
Các quận còn lại như Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh, Chơn Thành, kể cả quận Đôn Luân (thị xã Đồng Xoài ngày nay) đều là quận nhỏ, không phải là trung tâm hành chính của tỉnh lúc bấy giờ.
Theo nguyên tắc thứ hai, để chọn một ngày có tính chất đại diện cho một chuỗi sự kiện bao giờ cũng phải lấy ngày diễn ra sự kiện tại trung tâm chính trị-hành chính, nơi đặt bộ máy chính quyền đầu não của đất nước hoặc địa phương.
Nếu tuân thủ các nguyên tắc trên và đối chiếu với tình hình thực tế ở hai tỉnh Phước Long và Bình Long lúc đó, chỉ có hai ngày được chọn là ngày 6/1/1975 ngày giải phóng Phước Bình, trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long và ngày 23/3/1975 ngày giải phóng An Lộc trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long.
Ngoài các nguyên tắc trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn căn cứ vào các tiêu chí khác để xác định ngày giải phóng của tỉnh Bình Phước. Theo đó, ngày giải phóng là ngày diễn ra tại trung tâm chính trị-hành chính, nơi đặt bộ máy chính quyền đầu não của đối phương đã sụp đổ toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội. Sự kiện này phải nằm trong chuỗi sự kiện của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày 6/1/1975, ngày giải phóng tỉnh Phước Long là “Trận trinh sát chiến lược” rất quan trọng đối với địa phương và với toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng lại không liên quan trực tiếp và không nằm trong chuỗi sự kiện của cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Vì cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam được chính thức bắt đầu từ ngày 4/3/1975 với chiến dịch Tây Nguyên. Mặt khác, lúc đó ngày 6/1/1975 giải phóng Phước Long mới chỉ là giải phóng một nửa tỉnh Bình Phước ngày nay. Do vậy, nếu chọn ngày 6/1 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước là chưa đầy đủ ý nghĩa và các tiêu chí, nguyên tắc.
Vì vậy ngày 23/3/1975 giải phóng An Lộc, trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long là sự kiện đã đáp ứng đầy đủ và trọn vẹn các nguyên tắc và tiêu chí để chọn ngày giải phóng tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, về mặt thực tế các tỉnh và thành phố ở miền Nam thường chọn ngày giải phóng của tỉnh là ngày mà địa phương nơi trung tâm tỉnh hiện nay được giải phóng.
Nhưng riêng tỉnh Bình Phước lại có đặc điểm khác hẳn vì trung tâm tỉnh hiện nay không phải đặt tại Phước Long hoặc Bình Long, mà tại Đồng Xoài (tức trung tâm quận Đôn Luân trước đây đã được giải phóng vào ngày 26/12/1974).
Cho nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn ngày 23/3/1975 ngày giải phóng An Lộc, trung tâm tỉnh lỵ Bình Long vì lúc này toàn bộ chính quyền đầu não của hai tỉnh Phước Long - Bình Long đã sụp đổ.
Hầu hết đất đai, dân số ở các địa phương thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay đã được giải phóng. Do đó, việc chọn ngày 23/3/1975 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước là khách quan, khoa học và đầy đủ ý nghĩa nhất.
Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước 23/3/1975 mãi là trang sử chói lọi nhất. Đây là ngày để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh Bình Phước tổ chức các hoạt động kỷ niệm, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Việc xác định ngày giải phóng còn nhằm tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đã hy sinh, đóng góp to lớn cho độc lập, hòa bình và sự phát triển của tỉnh./.
Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng Nguyễn Đức Hải, Phó chủ tịch tỉnh Bình Phước Nguyễn Huy Phong cùng các nhân vật lịch sử về thăm lại căn cứ Tà Thiết - Căn cứ Quân ủy Bộ chỉ huy quân giải phóng Sài Gòn-Gia Định tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước). (Ảnh minh họa: K GỬIH/TTXVN) |
Theo đó, tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiên cứu, thảo luận nghiêm túc với tinh thần khách quan, khoa học, trách nhiệm với lịch sử và đã đi đến thống nhất chọn ngày 23/3/1975 ngày giải phóng quận An Lộc - trung tâm hành chính của tỉnh Bình Long (cũ) làm ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, việc chọn ngày 23/3/1975 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước với các lý do về nguyên tắc đầu tiên là cần phải được tôn trọng và xem xét theo quan điểm lịch sử cụ thể. Có nghĩa là phải xem xét vấn đề gắn với bối cảnh lịch sử ở thời điểm xảy ra sự kiện.
Trong trường hợp này, phải ghi nhận cơ cấu tổ chức hành chính và vị thế của các địa phương trong tỉnh Bình Phước ngày nay đúng như hiện trạng ở giai đoạn 1972-1975. Tức là ở từng thời điểm được giải phóng, chỉ có hai quận Phước Bình và An Lộc là tỉnh lỵ (trung tâm hành chính) của hai tỉnh Phước Long và Bình Long.
Các quận còn lại như Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh, Chơn Thành, kể cả quận Đôn Luân (thị xã Đồng Xoài ngày nay) đều là quận nhỏ, không phải là trung tâm hành chính của tỉnh lúc bấy giờ.
Theo nguyên tắc thứ hai, để chọn một ngày có tính chất đại diện cho một chuỗi sự kiện bao giờ cũng phải lấy ngày diễn ra sự kiện tại trung tâm chính trị-hành chính, nơi đặt bộ máy chính quyền đầu não của đất nước hoặc địa phương.
Nếu tuân thủ các nguyên tắc trên và đối chiếu với tình hình thực tế ở hai tỉnh Phước Long và Bình Long lúc đó, chỉ có hai ngày được chọn là ngày 6/1/1975 ngày giải phóng Phước Bình, trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long và ngày 23/3/1975 ngày giải phóng An Lộc trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long.
Ngoài các nguyên tắc trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn căn cứ vào các tiêu chí khác để xác định ngày giải phóng của tỉnh Bình Phước. Theo đó, ngày giải phóng là ngày diễn ra tại trung tâm chính trị-hành chính, nơi đặt bộ máy chính quyền đầu não của đối phương đã sụp đổ toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội. Sự kiện này phải nằm trong chuỗi sự kiện của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày 6/1/1975, ngày giải phóng tỉnh Phước Long là “Trận trinh sát chiến lược” rất quan trọng đối với địa phương và với toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng lại không liên quan trực tiếp và không nằm trong chuỗi sự kiện của cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Vì cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam được chính thức bắt đầu từ ngày 4/3/1975 với chiến dịch Tây Nguyên. Mặt khác, lúc đó ngày 6/1/1975 giải phóng Phước Long mới chỉ là giải phóng một nửa tỉnh Bình Phước ngày nay. Do vậy, nếu chọn ngày 6/1 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước là chưa đầy đủ ý nghĩa và các tiêu chí, nguyên tắc.
Vì vậy ngày 23/3/1975 giải phóng An Lộc, trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long là sự kiện đã đáp ứng đầy đủ và trọn vẹn các nguyên tắc và tiêu chí để chọn ngày giải phóng tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, về mặt thực tế các tỉnh và thành phố ở miền Nam thường chọn ngày giải phóng của tỉnh là ngày mà địa phương nơi trung tâm tỉnh hiện nay được giải phóng.
Nhưng riêng tỉnh Bình Phước lại có đặc điểm khác hẳn vì trung tâm tỉnh hiện nay không phải đặt tại Phước Long hoặc Bình Long, mà tại Đồng Xoài (tức trung tâm quận Đôn Luân trước đây đã được giải phóng vào ngày 26/12/1974).
Cho nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn ngày 23/3/1975 ngày giải phóng An Lộc, trung tâm tỉnh lỵ Bình Long vì lúc này toàn bộ chính quyền đầu não của hai tỉnh Phước Long - Bình Long đã sụp đổ.
Hầu hết đất đai, dân số ở các địa phương thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay đã được giải phóng. Do đó, việc chọn ngày 23/3/1975 là ngày giải phóng tỉnh Bình Phước là khách quan, khoa học và đầy đủ ý nghĩa nhất.
Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước 23/3/1975 mãi là trang sử chói lọi nhất. Đây là ngày để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh Bình Phước tổ chức các hoạt động kỷ niệm, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Việc xác định ngày giải phóng còn nhằm tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đã hy sinh, đóng góp to lớn cho độc lập, hòa bình và sự phát triển của tỉnh./.