Chiều 16/3, Phiên họp thứ 36 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp phiên bế mạc. Diễn ra từ ngày 9-16/3, Phiên họp đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Chiều 16/3, Phiên họp thứ 36 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp phiên bế mạc.
Diễn ra từ ngày 9-16/3, Phiên họp thứ 36 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Bên cạnh nội dung quan trọng là xây dựng pháp luật, tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử về việc thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, những khó khăn, thách thức và triển vọng, kết quả đến hết năm 2015; thực trạng và giải pháp sắp xếp bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị sau phiên họp này, các cơ quan hữu quan cần tích cực hoàn thiện các văn bản và triển khai các nội dung đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, góp phần vào việc chuẩn bị chu đáo, hiệu quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII sắp tới.
Trước đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Tờ trình dự án Luật cho biết để kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể chế hóa các quy định liên quan đến hoạt động giám sát trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội thông qua; đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành để ban hành một đạo luật chung về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là thực sự cần thiết.
Dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được xây dựng để quy định một cách thống nhất về hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, trong đó không chỉ xác định rõ thẩm quyền, phạm vi giám sát của từng chủ thể mà còn tăng cường sự phối hợp trong quá trình tiến hành hoạt động giám sát nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và tránh sự chồng chéo, trùng lặp.
Bên cạnh việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định để thể chế hóa các văn kiện của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, dự thảo đã bổ sung những nội dung được đặt ra trong thực tiễn, sửa đổi các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành, Chương 3 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003), đồ ng thời, pháp điển hóa các quy định về hoạt động giám sát trong các nội quy, quy chế hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để khi Luật mới được ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống mà không phải chờ sửa đổi các văn bản khác có liên quan hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Nhiều ý kiến cho rằng dự án Luật phải t hể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; bảo đảm sự thống nhất, khoa học trong việc xác định đối tượng, phạm vi, hình thức, thẩm quyền, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát; bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát, của đối tượng chịu sự giám sát...
Tại Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ trên cơ sở kế thừa Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003), khái niệm “giám sát” được chỉnh lý, bổ sung theo hướng giám sát trong dự thảo Luật không chỉ là hoạt động “theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát” mà còn bao gồm cả việc “xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.”
Chỉ Quốc hội mới có quyền giám sát tối cao và hoạt động giám sát tối cao phải được tiến hành tại kỳ họp Quốc hội. Nghị quyết giám sát của Quốc hội là quyết định cao nhất.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị bổ sung quy định “trách nhiệm các thành viên giám sát.”
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế có thành viên đi giám sát không đầy đủ và cho rằng vắng phải có báo cáo, vắng dài ngày phải có người đủ thẩm quyền thay thế.
“Có thực trạng Đoàn đi giám sát không đủ thành phần, rất phản cảm, không có uy, không đúng mục đích yêu cầu giám sát đặt ra. Đề nghị người vi phạm phải xử lý trách nhiệm,” Phó Chủ tịch Quốc hội kiến nghị.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua được quan tâm, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Hầu hết đơn thư gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội đều được xử lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Một số Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các vụ phức tạp, kéo dài hay tổ chức khảo sát thực tế để thu thập thông tin, ý kiến, kiến nghị của công dân.
Song “giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc việc giải quyết; tỷ lệ trả lời của các cơ quan hữu quan chưa cao, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm,” Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá.
Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn trình tự, thủ tục giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, xác định rõ thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; tổ chức giám sát chuyên đề hoặc giao Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát; xem xét báo cáo, kiến nghị của cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.
Bày tỏ sự chưa hài lòng với “thiết kế” này, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền nhấn mạnh, cần phải phải xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan, chủ thể trong việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như quy định rõ, khi tiến hành giám sát thì giám sát như thế nào, trách nhiệm ra sao.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dẫn chứng sau giám sát khiếu nại liên quan đến đất đai chúng ta đã đánh giá thực tế toàn diện hơn.
“Mong muốn của người khiếu nại, tố cáo là được giải quyết chứ không phải chỉ để chuyển đơn. Cho nên giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cần quy định “sát sườn với cuộc sống,” Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng lưu ý, cần quy định kế hoạch giám sát tổng thể để tránh “quá tải” cho các bộ, ngành, địa phương.
Thảo luận về quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, một số ý kiến cho rằng cần phân loại rõ loại thông tin bí mật nào không được cung cấp, loại thông tin bí mật nào phải cung cấp khi có yêu cầu của chủ thể giám sát và trách nhiệm của cơ quan, đại biểu khi được cung cấp thông tin phải bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về các nội dung: Giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát khác của Quốc hội; hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát; giám sát chuyên đề của Quốc hội./.
Diễn ra từ ngày 9-16/3, Phiên họp thứ 36 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị sau phiên họp này, các cơ quan hữu quan cần tích cực hoàn thiện các văn bản và triển khai các nội dung đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, góp phần vào việc chuẩn bị chu đáo, hiệu quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII sắp tới.
Trước đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Tờ trình dự án Luật cho biết để kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể chế hóa các quy định liên quan đến hoạt động giám sát trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội mới được Quốc hội thông qua; đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành để ban hành một đạo luật chung về hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là thực sự cần thiết.
Dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được xây dựng để quy định một cách thống nhất về hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, trong đó không chỉ xác định rõ thẩm quyền, phạm vi giám sát của từng chủ thể mà còn tăng cường sự phối hợp trong quá trình tiến hành hoạt động giám sát nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và tránh sự chồng chéo, trùng lặp.
Bên cạnh việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định để thể chế hóa các văn kiện của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, dự thảo đã bổ sung những nội dung được đặt ra trong thực tiễn, sửa đổi các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành, Chương 3 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003), đồ ng thời, pháp điển hóa các quy định về hoạt động giám sát trong các nội quy, quy chế hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân để khi Luật mới được ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống mà không phải chờ sửa đổi các văn bản khác có liên quan hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Nhiều ý kiến cho rằng dự án Luật phải t hể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; bảo đảm sự thống nhất, khoa học trong việc xác định đối tượng, phạm vi, hình thức, thẩm quyền, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát; bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát, của đối tượng chịu sự giám sát...
Tại Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ trên cơ sở kế thừa Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003), khái niệm “giám sát” được chỉnh lý, bổ sung theo hướng giám sát trong dự thảo Luật không chỉ là hoạt động “theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát” mà còn bao gồm cả việc “xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.”
Chỉ Quốc hội mới có quyền giám sát tối cao và hoạt động giám sát tối cao phải được tiến hành tại kỳ họp Quốc hội. Nghị quyết giám sát của Quốc hội là quyết định cao nhất.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị bổ sung quy định “trách nhiệm các thành viên giám sát.”
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế có thành viên đi giám sát không đầy đủ và cho rằng vắng phải có báo cáo, vắng dài ngày phải có người đủ thẩm quyền thay thế.
“Có thực trạng Đoàn đi giám sát không đủ thành phần, rất phản cảm, không có uy, không đúng mục đích yêu cầu giám sát đặt ra. Đề nghị người vi phạm phải xử lý trách nhiệm,” Phó Chủ tịch Quốc hội kiến nghị.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua được quan tâm, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Hầu hết đơn thư gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội đều được xử lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Một số Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các vụ phức tạp, kéo dài hay tổ chức khảo sát thực tế để thu thập thông tin, ý kiến, kiến nghị của công dân.
Song “giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc việc giải quyết; tỷ lệ trả lời của các cơ quan hữu quan chưa cao, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm,” Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá.
Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn trình tự, thủ tục giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, xác định rõ thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; tổ chức giám sát chuyên đề hoặc giao Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát; xem xét báo cáo, kiến nghị của cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.
Bày tỏ sự chưa hài lòng với “thiết kế” này, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền nhấn mạnh, cần phải phải xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan, chủ thể trong việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như quy định rõ, khi tiến hành giám sát thì giám sát như thế nào, trách nhiệm ra sao.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dẫn chứng sau giám sát khiếu nại liên quan đến đất đai chúng ta đã đánh giá thực tế toàn diện hơn.
“Mong muốn của người khiếu nại, tố cáo là được giải quyết chứ không phải chỉ để chuyển đơn. Cho nên giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cần quy định “sát sườn với cuộc sống,” Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng lưu ý, cần quy định kế hoạch giám sát tổng thể để tránh “quá tải” cho các bộ, ngành, địa phương.
Thảo luận về quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, một số ý kiến cho rằng cần phân loại rõ loại thông tin bí mật nào không được cung cấp, loại thông tin bí mật nào phải cung cấp khi có yêu cầu của chủ thể giám sát và trách nhiệm của cơ quan, đại biểu khi được cung cấp thông tin phải bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể về các nội dung: Giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát khác của Quốc hội; hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát; giám sát chuyên đề của Quốc hội./.
(TTXVN/VIETNAM+)