Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII, sáng 20/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua hai dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII, sáng 20/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua hai dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Trước đó, với 86,92% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) gồm 7 Chương 102 Điều. Luật quy định đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
[links(right)]Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Luật cũng bổ sung nhiệm vụ của đoàn đại biểu trong việc tổ chức giám sát, tham gia hỗ trợ hoạt động giám sát tại địa phương, yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp thông tin báo cáo về những vấn đề đại biểu quan tâm, quy định rõ hơn về điều kiện hoạt động của đại biểu.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng được Quốc hội thông qua với 71,43% đại biểu tán thành. Luật có 9 Chương 125 Điều, quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Đại biểu thống nhất mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo hướng có lộ trình hợp lý để đảm bảo sự đồng thuận trong xã hội, không tạo sự chênh lệch lớn về mức lương hưu giữa các thế hệ. Đến năm 2025 phải đảm bảo phương thức tính lương hưu như nhau cho tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định quỹ Bảo hiểm xã hội được hạch toán theo nhóm đối tượng. Một điểm mới quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là việc giao thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp./.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). (Ảnh: TTXVN) |
[links(right)]Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Luật cũng bổ sung nhiệm vụ của đoàn đại biểu trong việc tổ chức giám sát, tham gia hỗ trợ hoạt động giám sát tại địa phương, yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp thông tin báo cáo về những vấn đề đại biểu quan tâm, quy định rõ hơn về điều kiện hoạt động của đại biểu.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng được Quốc hội thông qua với 71,43% đại biểu tán thành. Luật có 9 Chương 125 Điều, quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Đại biểu thống nhất mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo hướng có lộ trình hợp lý để đảm bảo sự đồng thuận trong xã hội, không tạo sự chênh lệch lớn về mức lương hưu giữa các thế hệ. Đến năm 2025 phải đảm bảo phương thức tính lương hưu như nhau cho tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định quỹ Bảo hiểm xã hội được hạch toán theo nhóm đối tượng. Một điểm mới quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là việc giao thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp./.
(TTXVN/VIETNAM+)