Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại hội nghị tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, do Bộ Thông tin - truyền thông tổ chức ngày 12-11 tại Hà Nội.
Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại hội nghị tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, do Bộ Thông tin - truyền thông tổ chức ngày 12-11 tại Hà Nội.
Phó thủ tướng cho rằng thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề mới vượt ra ngoài các quy định của Luật Báo chí hiện hành. “Trong quá trình phát triển, chúng ta đã nhận ra những bất cập, vì vậy những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là các tổng biên tập cần đào sâu suy nghĩ xem Luật Báo chí vừa qua đáp ứng được yêu cầu đến đâu, những gì cần sửa. Việc sửa luật phải đảm bảo nguyên tắc: báo chí cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhưng mục tiêu trên hết là để báo chí phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện, hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng phát triển đất nước, góp phần đảm bảo quyền làm chủ của người dân” - Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Thông tin - truyền thông làm tốt công tác xây dựng dự thảo luật, thu hút được trí tuệ của những người làm trong lĩnh vực báo chí ngay từ đầu để có một dự thảo tốt. Luật mới được xây dựng phải đồng bộ, đảm bảo bắt kịp với xu thế phát triển chung, trong đó có sự phát triển của công nghệ.
Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm; 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang tin điện tử tổng hợp; 67 đài PT-TH; 104 kênh truyền hình quảng bá, 75 kênh phát thanh quảng bá; 33 đơn vị cung cấp truyền hình cáp.
Mỹ Bình