Chiều 27/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp và thảo luận dự án Luật tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
[links()]Chiều 27/11, tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp và thảo luận dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tăng cường vai trò của Bộ quản lý ngành và cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp gồm 8 chương 79 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/72015, đã được Quốc hội biểu quyết thông qua tại phiên họp.
Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã lý giải rõ hơn một số nội dung qua thảo luận vẫn còn những ý kiến khác nhau. Về mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật và hợp nhất các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, bên cạnh đa số ý kiến tán thành, một số ý kiến cho rằng việc đưa trình độ cao đẳng về bậc giáo dục nghề nghiệp là chưa phù hợp với quy định của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học hiện hành.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết việc hợp nhất các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp thành ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng là nhằm thể chế hóa nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo về “thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo” và “quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” cũng như tạo thuận lợi cho việc quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 6/6/2014.
Việc sắp xếp lại các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề nghiệp; xuất phát từ tình hình thực tiễn, việc hợp nhất các trình độ nhằm một mặt khắc phục những bất cập phát sinh từ thực tiễn, tạo sự thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận tương đương trình độ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về đào tạo nghề nghiệp.
Hơn nữa việc mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh và hợp nhất các trình độ đào tạo như quy định trong dự thảo Luật không tạo ra xung đột pháp lý mà vẫn bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật vì khoản 2 Điều 9 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép Luật ban hành sau được sửa đổi, bổ sung một số quy định của một số Luật được ban hành trước đó.
Cụ thể, Điều 77 và Điều 78 của dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định trong các luật khác liên quan đến trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp.
Về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải thống nhất một cơ quan đầu mối thay mặt Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm này cho cơ quan cụ thể nào của Chính phủ thì ý kiến đại biểu còn khác nhau và đề nghị có sự nghiên cứu, cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục cân nhắc thận trọng, toàn diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đồng thời chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp gửi Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Kết quả cho thấy ý kiến đại biểu về vấn đề này còn chưa tập trung, không phương án nào được trên 50% đại biểu Quốc hội nhất trí.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên quy định về vấn đề này như trong Luật dạy nghề hiện hành là: giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phân công cụ thể cơ quan thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực này cho phù hợp với yêu cầu điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ. Đồng thời, cần tăng cường vai trò của Bộ quản lý ngành và cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển
Thảo luận về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc cần thiết ban hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, là yêu cầu thực tiễn khách quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Việc xây dựng luật nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển một cách đầy đủ theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên quan điểm đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường…
Một số ý kiến cho rằng việc ban hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm khắc phục một số chồng chéo trong các văn bản về khai thác, sử dụng tài nguyên, làm cho tài nguyên biển dần bị suy thoái, ô nhiễm môi trường biển diễn biến phức tạp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển…
Một số ý kiến đánh giá đây là Luật mới có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều luật khác. Vì vậy, Ban soạn thảo phải rà soát, làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh, đối tượng quản lý, phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo để không chồng chéo với quy định của các luật khác, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đánh giá nội dung dự án Luật liên quan đến quy định của rất nhiều luật chuyên ngành. Cụ thể là: Luật Biển Việt Nam, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Thủy sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Dầu khí, Luật Đa dạng sinh học, Luật Du lịch, Luật Xây dựng, Luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Biên giới quốc gia, Luật Khoa học và công nghệ… cũng như các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vì vậy đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ các nội dung của dự thảo luật để phù hợp với các luật trên và Công ước biển năm 1982. Đại biểu đề nghị trong trường hợp cần thiết phải sửa đổi các luật liên quan thì nghiên cứu đề xuất sửa đổi đồng thời các luật đó nhằm đảm bảo tính thống nhất hệ thống pháp luật.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị cần tiếp tục rà soát, đối chiếu với luật chuyên ngành để đảm báo tính chặt chẽ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đại biểu đánh giá, dự thảo lần này có tới 14/76 điều, chiếm khoảng 20% là giao Chính phủ và các Bộ, ngành quy định chi tiết, chưa kể có những điều quy định rất chung chung, không giao cơ quan nào cụ thể. Theo đại biểu nếu không có quy định rõ ràng thì luật rất khó đi vào cuộc sống hiệu quả.
Làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của luật
Nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cơ bản đã xác định được ranh giới giữa Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các luật khác có liên quan cũng điều chỉnh lĩnh vực tài nguyên và môi trường như Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Biển Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường...
Dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã tập trung quy định các công cụ, cơ chế điều phối, phối hợp trong hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị Ban soạn thảo rà soát, chỉnh sửa lại khoản 1 điều này để quy định được rõ hơn, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong tình hình thực tế của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật các quy định để bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường trên phạm vi các vùng biển Việt Nam .
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng đánh giá phạm vi điều chỉnh sử dụng khái niệm quản lý tổng hợp trong quy định này chưa phù hợp; không chỉ rõ được nội dung chính mà dự án Luật điều chỉnh là các cơ chế không thuộc điều phối liên ngành trong quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển và hải đảo nhằm mục đích phát triển bền vững.
Hơn nữa, khái niệm này sẽ dẫn đến cách hiểu là một quy định về quản lý bao trùm tất cả các loại tài nguyên biển và hải đảo chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành khác. Mặc khác, quản lý vùng bờ được xác định là một nguyên tắc xuyên suốt trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được ghi nhận trong dự án Luật này và nhiều luật chuyên ngành khác. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét quy định về phạm vi điều chỉnh để làm rõ vấn đề trên.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật chưa xác định rõ ràng ranh giới phạm vi điều chỉnh với các luật khác đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường và các luật về tài nguyên như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước…, do đó chưa hoàn toàn thuyết phục về sự cần thiết ban hành luật này. Đại biểu nêu những quy định cụ thể có những lúc chồng lấn, trùng lặp hoặc trái với những quy định trong các luật khác.
Cụ thể, quy định về phạm vi điều chỉnh trùng một phần với quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước năm 2012. Bên cạnh đó, một số nội dung cũng chưa được quy định trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật này như bãi đá ngầm, nước nổi, nước chìm và các đảo nhân tạo. Đại biểu kiến nghị cần rà soát lại những quy định nhằm tránh trùng lặp với các quy định khác của pháp luật; đồng thời cần đưa vào phạm vi điều chỉnh bãi đá ngầm, nước nổi, nước chìm...
Giải trình rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của quy định phạm vi vùng bờ
Thảo luận về quy định phạm vi vùng bờ (Điều 22), khoản 2 Điều 22 dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định “Vùng biển ven bờ là vùng biển có chiều rộng 06 hải lý tính từ mực nước triều kiệt trung bình nhiều năm ra phía biển,” một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần giải trình rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của quy định này, làm rõ sự khác nhau giữa “vùng bờ” với các vùng biển theo quy định của Luật Biển Việt Nam; cân nhắc quy định về phạm vi vùng bờ để bảo đảm tính khả thi việc tổ chức thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng bờ và phù hợp với quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) cho rằng quy định như dự thảo luật chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn chắc chắn. Số liệu tính toán là số liệu trung bình mức triều kiệt của nhiều năm trước đây nhưng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng hiện nay, mức triều kiệt có thể thay đổi và ảnh hưởng tới việc xác định vùng bờ.
Việc quy định xác định vùng ven bờ không chính xác có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi trên biển của quốc gia cũng như gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường biển.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo giải thích rõ cơ sở của việc đưa ra khái niệm vùng ven bờ. Theo đại biểu, nên quy định các vùng biển để quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường theo quy định của các vùng biển trong Luật Biển Việt Nam .
Đồng quan điểm với đại biểu Hoàng Thị Tố Nga, đối với phạm vi vùng bờ, đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị ban soạn thảo giải trình nêu rõ hơn căn cứ khái niệm vùng biển ven bờ để bảo đảm vấn đề chủ quyền quốc gia, đồng thời đồng bộ với Luật Biển và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) đánh giá không thấy có nguyên tắc nào quy định ràng buộc việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ với bảo vệ biển, hải đảo (nguyên tắc mang tính quốc phòng) hoặc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (nguyên tắc mang tính an ninh); chưa thấy các căn cứ đảm bảo nội dung an ninh quốc phòng để lập ra quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
Từ phân tích này, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các nguyên tắc, căn cứ đảm bảo về an ninh quốc phòng trong việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
Đại biểu nêu rõ nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc phòng phải được ban soạn thảo nghiên cứu đưa vào Điều 5: Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Điều 9: Nguyên tắc và căn cứ lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo để khắc phục những sơ hở trong quá trình quản lý nhà nước, đặc biệt trong kêu gọi đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài...
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cho ý kiến về nội dung bảo vệ môi trường biển và hải đảo; trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.../.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Nguyễn Viết Nhiên phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN) |
Dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp gồm 8 chương 79 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/72015, đã được Quốc hội biểu quyết thông qua tại phiên họp.
Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã lý giải rõ hơn một số nội dung qua thảo luận vẫn còn những ý kiến khác nhau. Về mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật và hợp nhất các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, bên cạnh đa số ý kiến tán thành, một số ý kiến cho rằng việc đưa trình độ cao đẳng về bậc giáo dục nghề nghiệp là chưa phù hợp với quy định của Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học hiện hành.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết việc hợp nhất các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp thành ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng là nhằm thể chế hóa nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo về “thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo” và “quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” cũng như tạo thuận lợi cho việc quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 6/6/2014.
Việc sắp xếp lại các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề nghiệp; xuất phát từ tình hình thực tiễn, việc hợp nhất các trình độ nhằm một mặt khắc phục những bất cập phát sinh từ thực tiễn, tạo sự thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận tương đương trình độ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về đào tạo nghề nghiệp.
Hơn nữa việc mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh và hợp nhất các trình độ đào tạo như quy định trong dự thảo Luật không tạo ra xung đột pháp lý mà vẫn bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật vì khoản 2 Điều 9 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép Luật ban hành sau được sửa đổi, bổ sung một số quy định của một số Luật được ban hành trước đó.
Cụ thể, Điều 77 và Điều 78 của dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định trong các luật khác liên quan đến trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp.
Về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải thống nhất một cơ quan đầu mối thay mặt Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm này cho cơ quan cụ thể nào của Chính phủ thì ý kiến đại biểu còn khác nhau và đề nghị có sự nghiên cứu, cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục cân nhắc thận trọng, toàn diện cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, đồng thời chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp gửi Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Kết quả cho thấy ý kiến đại biểu về vấn đề này còn chưa tập trung, không phương án nào được trên 50% đại biểu Quốc hội nhất trí.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên quy định về vấn đề này như trong Luật dạy nghề hiện hành là: giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phân công cụ thể cơ quan thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực này cho phù hợp với yêu cầu điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ. Đồng thời, cần tăng cường vai trò của Bộ quản lý ngành và cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển
Thảo luận về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc cần thiết ban hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, là yêu cầu thực tiễn khách quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Việc xây dựng luật nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển một cách đầy đủ theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên quan điểm đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường…
Một số ý kiến cho rằng việc ban hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm khắc phục một số chồng chéo trong các văn bản về khai thác, sử dụng tài nguyên, làm cho tài nguyên biển dần bị suy thoái, ô nhiễm môi trường biển diễn biến phức tạp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển…
Một số ý kiến đánh giá đây là Luật mới có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều luật khác. Vì vậy, Ban soạn thảo phải rà soát, làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh, đối tượng quản lý, phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo để không chồng chéo với quy định của các luật khác, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đánh giá nội dung dự án Luật liên quan đến quy định của rất nhiều luật chuyên ngành. Cụ thể là: Luật Biển Việt Nam, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Thủy sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Dầu khí, Luật Đa dạng sinh học, Luật Du lịch, Luật Xây dựng, Luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Biên giới quốc gia, Luật Khoa học và công nghệ… cũng như các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vì vậy đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ các nội dung của dự thảo luật để phù hợp với các luật trên và Công ước biển năm 1982. Đại biểu đề nghị trong trường hợp cần thiết phải sửa đổi các luật liên quan thì nghiên cứu đề xuất sửa đổi đồng thời các luật đó nhằm đảm bảo tính thống nhất hệ thống pháp luật.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị cần tiếp tục rà soát, đối chiếu với luật chuyên ngành để đảm báo tính chặt chẽ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đại biểu đánh giá, dự thảo lần này có tới 14/76 điều, chiếm khoảng 20% là giao Chính phủ và các Bộ, ngành quy định chi tiết, chưa kể có những điều quy định rất chung chung, không giao cơ quan nào cụ thể. Theo đại biểu nếu không có quy định rõ ràng thì luật rất khó đi vào cuộc sống hiệu quả.
Làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của luật
Nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cơ bản đã xác định được ranh giới giữa Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các luật khác có liên quan cũng điều chỉnh lĩnh vực tài nguyên và môi trường như Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Biển Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường...
Dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã tập trung quy định các công cụ, cơ chế điều phối, phối hợp trong hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị Ban soạn thảo rà soát, chỉnh sửa lại khoản 1 điều này để quy định được rõ hơn, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong tình hình thực tế của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật các quy định để bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường trên phạm vi các vùng biển Việt Nam .
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng đánh giá phạm vi điều chỉnh sử dụng khái niệm quản lý tổng hợp trong quy định này chưa phù hợp; không chỉ rõ được nội dung chính mà dự án Luật điều chỉnh là các cơ chế không thuộc điều phối liên ngành trong quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển và hải đảo nhằm mục đích phát triển bền vững.
Hơn nữa, khái niệm này sẽ dẫn đến cách hiểu là một quy định về quản lý bao trùm tất cả các loại tài nguyên biển và hải đảo chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành khác. Mặc khác, quản lý vùng bờ được xác định là một nguyên tắc xuyên suốt trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được ghi nhận trong dự án Luật này và nhiều luật chuyên ngành khác. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét quy định về phạm vi điều chỉnh để làm rõ vấn đề trên.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật chưa xác định rõ ràng ranh giới phạm vi điều chỉnh với các luật khác đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường và các luật về tài nguyên như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước…, do đó chưa hoàn toàn thuyết phục về sự cần thiết ban hành luật này. Đại biểu nêu những quy định cụ thể có những lúc chồng lấn, trùng lặp hoặc trái với những quy định trong các luật khác.
Cụ thể, quy định về phạm vi điều chỉnh trùng một phần với quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước năm 2012. Bên cạnh đó, một số nội dung cũng chưa được quy định trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật này như bãi đá ngầm, nước nổi, nước chìm và các đảo nhân tạo. Đại biểu kiến nghị cần rà soát lại những quy định nhằm tránh trùng lặp với các quy định khác của pháp luật; đồng thời cần đưa vào phạm vi điều chỉnh bãi đá ngầm, nước nổi, nước chìm...
Giải trình rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của quy định phạm vi vùng bờ
Thảo luận về quy định phạm vi vùng bờ (Điều 22), khoản 2 Điều 22 dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định “Vùng biển ven bờ là vùng biển có chiều rộng 06 hải lý tính từ mực nước triều kiệt trung bình nhiều năm ra phía biển,” một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần giải trình rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của quy định này, làm rõ sự khác nhau giữa “vùng bờ” với các vùng biển theo quy định của Luật Biển Việt Nam; cân nhắc quy định về phạm vi vùng bờ để bảo đảm tính khả thi việc tổ chức thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng bờ và phù hợp với quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) cho rằng quy định như dự thảo luật chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn chắc chắn. Số liệu tính toán là số liệu trung bình mức triều kiệt của nhiều năm trước đây nhưng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng hiện nay, mức triều kiệt có thể thay đổi và ảnh hưởng tới việc xác định vùng bờ.
Việc quy định xác định vùng ven bờ không chính xác có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi trên biển của quốc gia cũng như gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường biển.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo giải thích rõ cơ sở của việc đưa ra khái niệm vùng ven bờ. Theo đại biểu, nên quy định các vùng biển để quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường theo quy định của các vùng biển trong Luật Biển Việt Nam .
Đồng quan điểm với đại biểu Hoàng Thị Tố Nga, đối với phạm vi vùng bờ, đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị ban soạn thảo giải trình nêu rõ hơn căn cứ khái niệm vùng biển ven bờ để bảo đảm vấn đề chủ quyền quốc gia, đồng thời đồng bộ với Luật Biển và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, đại biểu Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh) đánh giá không thấy có nguyên tắc nào quy định ràng buộc việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ với bảo vệ biển, hải đảo (nguyên tắc mang tính quốc phòng) hoặc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (nguyên tắc mang tính an ninh); chưa thấy các căn cứ đảm bảo nội dung an ninh quốc phòng để lập ra quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
Từ phân tích này, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các nguyên tắc, căn cứ đảm bảo về an ninh quốc phòng trong việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
Đại biểu nêu rõ nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc phòng phải được ban soạn thảo nghiên cứu đưa vào Điều 5: Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Điều 9: Nguyên tắc và căn cứ lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo để khắc phục những sơ hở trong quá trình quản lý nhà nước, đặc biệt trong kêu gọi đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài...
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cho ý kiến về nội dung bảo vệ môi trường biển và hải đảo; trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.../.
(TTXVN/VIETNAM+)