Theo đặc phái viên TTXVN, tối 28/10 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô New Delhi, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi, từ ngày 27-28/10.
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 28/10 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô New Delhi, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi, từ ngày 27-28/10.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp riêng và hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi; hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, gặp Phó Tổng thống-Chủ tịch Thượng viện Mohammad Hamid Ansari, tiếp Chủ tịch Hạ viện Sumitra Mahajan và Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj; tiếp ông Jitan Ram Manjihi, Thủ hiến bang Bihar; dự và phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế lớn của Ấn Độ như TATA, ESSAR, ILFS, hãng hàng không Jet Airways…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Ấn Độ tái khẳng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ Đối tác chiến lược song phương. Phía Ấn Độ khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Hai bên thống nhất tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp theo các cơ chế đối thoại đã được thiết lập và thực hiện hiệu quả những thỏa thuận đã được ký giữa hai nước.
Đặc biệt, tại hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những tiến bộ đạt được trong hợp tác quốc phòng, bao gồm trao đổi đoàn, Đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm, hợp tác giữa các quân binh chủng, trao đổi tàu thăm viếng, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác tại các diễn đàn khu vực, trong đó có Chương trình hành động bom mìn vì mục đích nhân đạo. Hai Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai Hiệp định tín dụng trị giá 100 triệu USD do Ấn Độ dành cho Việt Nam phục vụ mua sắm quốc phòng.
Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế là mục tiêu chiến lược của quan hệ song phương; hoan nghênh sự tăng trưởng mạnh mẽ về thương mại song phương trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ký Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN về Trao đổi hàng hóa.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN về Dịch vụ và Đầu tư sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và Ấn Độ với Việt Nam nói riêng.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng ổn định của thương mại và đầu tư song phương thông qua hợp tác hiệu quả giữa lãnh đạo doanh nghiệp hai nước; nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và đa dạng hóa thương mại song phương vì lợi ích chung, nhất trí đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2020.
Nhằm đạt được mục tiêu này, hai Thủ tướng kêu gọi lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của hai nước tận dụng hiệu quả những sự kiện như Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ và các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam).
Hai Thủ tướng cũng hoan nghênh việc ký kết Thỏa thuận thăm dò dầu khí ở các dự án mới tại Việt Nam giữa Công ty ONGC Videsh Limited (OVL) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các công ty dầu khí Ấn Độ tận dụng các cơ hội mới tham gia vào hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn tại Việt Nam.
Hai Thủ tướng hoan nghênh việc hợp tác thành lập các viện nghiên cứu nâng cao năng lực tại Việt Nam về công nghệ thông tin, đào tạo tiếng Anh, phát triển doanh nghiệp, máy tính công nghệ cao và các lĩnh vực khác; kêu gọi sớm hoàn tất các dự án hợp tác phát triển đã được hai bên lên kế hoạch, bao gồm dự án thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh và tin học tại trường Đại học Thông tin Liên lạc ở Nha Trang, Trung tâm tài năng phát triển phần mềm và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm dò tìm tín hiệu vệ tinh và tiếp nhận dữ liệu hình ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ, bao gồm cả phóng vệ tinh.
Hai Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác và phối hợp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; nhất trí tăng cường hợp tác nhất là tại ASEAN, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các cơ chế hợp tác khu vực khác.
Hai bên cho rằng việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong giai đoạn 2015-2018 sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước, khi ASEAN tiến tới mục tiêu trở thành Cộng đồng từ năm 2015.
Hai Thủ tướng tái khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.
Hai bên nhất trí cho rằng tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Hai Thủ tướng hoan nghênh cam kết chung của các bên liên quan trong việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận.
Chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thành công tốt đẹp đã góp phần quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước với trọng tâm là hợp tác kinh tế; đồng thời tiếp tục thúc đẩy sâu rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa-giáo dục, du lịch, hàng không… Hai bên cũng đã trao đổi nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân. (Ảnh: TTXVN) |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Ấn Độ tái khẳng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ Đối tác chiến lược song phương. Phía Ấn Độ khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Hai bên thống nhất tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp theo các cơ chế đối thoại đã được thiết lập và thực hiện hiệu quả những thỏa thuận đã được ký giữa hai nước.
Đặc biệt, tại hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những tiến bộ đạt được trong hợp tác quốc phòng, bao gồm trao đổi đoàn, Đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm, hợp tác giữa các quân binh chủng, trao đổi tàu thăm viếng, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác tại các diễn đàn khu vực, trong đó có Chương trình hành động bom mìn vì mục đích nhân đạo. Hai Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai Hiệp định tín dụng trị giá 100 triệu USD do Ấn Độ dành cho Việt Nam phục vụ mua sắm quốc phòng.
Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế là mục tiêu chiến lược của quan hệ song phương; hoan nghênh sự tăng trưởng mạnh mẽ về thương mại song phương trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ký Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN về Trao đổi hàng hóa.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN về Dịch vụ và Đầu tư sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và Ấn Độ với Việt Nam nói riêng.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng ổn định của thương mại và đầu tư song phương thông qua hợp tác hiệu quả giữa lãnh đạo doanh nghiệp hai nước; nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và đa dạng hóa thương mại song phương vì lợi ích chung, nhất trí đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2020.
Nhằm đạt được mục tiêu này, hai Thủ tướng kêu gọi lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của hai nước tận dụng hiệu quả những sự kiện như Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ và các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam).
Hai Thủ tướng cũng hoan nghênh việc ký kết Thỏa thuận thăm dò dầu khí ở các dự án mới tại Việt Nam giữa Công ty ONGC Videsh Limited (OVL) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các công ty dầu khí Ấn Độ tận dụng các cơ hội mới tham gia vào hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn tại Việt Nam.
Hai Thủ tướng hoan nghênh việc hợp tác thành lập các viện nghiên cứu nâng cao năng lực tại Việt Nam về công nghệ thông tin, đào tạo tiếng Anh, phát triển doanh nghiệp, máy tính công nghệ cao và các lĩnh vực khác; kêu gọi sớm hoàn tất các dự án hợp tác phát triển đã được hai bên lên kế hoạch, bao gồm dự án thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh và tin học tại trường Đại học Thông tin Liên lạc ở Nha Trang, Trung tâm tài năng phát triển phần mềm và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm dò tìm tín hiệu vệ tinh và tiếp nhận dữ liệu hình ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ, bao gồm cả phóng vệ tinh.
Hai Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác và phối hợp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; nhất trí tăng cường hợp tác nhất là tại ASEAN, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các cơ chế hợp tác khu vực khác.
Hai bên cho rằng việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong giai đoạn 2015-2018 sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước, khi ASEAN tiến tới mục tiêu trở thành Cộng đồng từ năm 2015.
Hai Thủ tướng tái khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.
Hai bên nhất trí cho rằng tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Hai Thủ tướng hoan nghênh cam kết chung của các bên liên quan trong việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận.
Chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thành công tốt đẹp đã góp phần quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước với trọng tâm là hợp tác kinh tế; đồng thời tiếp tục thúc đẩy sâu rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa-giáo dục, du lịch, hàng không… Hai bên cũng đã trao đổi nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
(TTXVN/VIETNAM+)