Sáng 29/10, Chính phủ chính thức trình Quốc hội xin ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Xung quanh dự án này, các đại biểu cho rằng, Quốc hội nên xem xét kỹ để tránh bỏ lỡ cơ hội...
[links()]Sáng 29/10, Chính phủ chính thức trình Quốc hội xin ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Xung quanh dự án này, bên lề Quốc hội các đại biểu cho rằng, Quốc hội nên xem xét kỹ để tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư mới này nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo đột phá trong giao thông cho Việt Nam và cả khu vực. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần phải làm rõ một số chi tiết như kiểm soát vốn, nợ công và vấn đề di dân.
Đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai): Nếu chậm đầu tư xây dựng dự án này sẽ có nhiều hệ lụy
Cảng hàng không thuận lợi thì có điều kiện thu hút đầu tư khác chứ không riêng về cảng hàng không quốc tế. Tôi cho rằng, cảng hàng không quốc tế Long Thành có ý nghĩa rất quan trọng. Cần phải tính toán tính cần thiết và cấp thiết của dự án chứ không lo lắng, băn khoăn quá để rồi chậm triển khai sẽ lỡ nhịp và lỡ cơ hội đầu tư và thu hút đầu tư, kéo theo đó là những vấn đề khác ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế của đất nước.
Công tác giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai đã sẵn sàng. Qua tiếp xúc cử tri, họ còn đề nghị với Quốc hội và Chính phủ là sớm triển khai. Họ đã sẵn sàng vì quy hoạch đã triển khai rất từ lâu rồi. Những người trong diện giải phóng đồng tình với tỷ lệ rất cao. Thậm chí nhiều lần cử tri nhắc đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội, Chính phủ sớm triển khai dự án chứ không nên mãi để quy hoạch thành quy hoạch treo. Vì quy hoạch này đã tính toán đưa vào quy hoạch được phê duyệt từ rất lâu và công bố cho dân lâu rồi.
Không nên đặt quan điểm cục bộ của một địa phương mà phải nhìn trên quan điểm vùng phát triển kinh tế động lực mà Chính phủ đã xác định gồm Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đầu tư trung và dài hạn để bồi dưỡng nguồn thu. Có như thế mới thực hiện giải pháp đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ về đường sắt, đường bộ và hàng không.
Hệ thống hạ tầng đường bộ hiện nay đã đi vào trung tâm, đến vị trí được chọn làm dự án đã kết nối, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh, Long Thành, Dầu Giây sẽ thông tuyến vào cuối năm nay và sẽ thông tuyến Bến Lức, Long Thành… Toàn bộ tuyến kết nối cho dự án này đã gần như hoàn thành. Nếu chậm tiến độ mình sẽ lỡ nhịp và sẽ không bảo đảm tiến độ. Tất nhiên là có lợi ích của Đồng Nai nhưng phải nhìn trong tổng thể quy hoạch vùng mới có được cái nhìn tổng thể.
Giải pháp về tổ chức nguồn lực để thực hiện Chính phủ đã trình Quốc hội là phù hợp. Bởi lẽ vừa qua xung quanh vấn đề nợ công, Quốc hội đã giao Chính phủ cơ cấu lại nợ công để khắc phục tinh trạng vay để đảo nợ. Cơ cấu nợ công hiện nay là nguồn vay ngắn hạn từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 80%.
Kinh nghiệm Nhật Bản: nợ công 200% GPD nhưng vì yêu cầu đầu tư phát triển thì phải làm. Cái quan trọng là vay và khả năng trả nợ.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau): Nên xem xét kỹ để tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư
Tôi ủng hộ bước đi và cách giải quyết táo bạo này. Tôi rất tiếc khi quay lại câu chuyện trước đây. Trước đây nếu như thực sự để giải quyết vấn đề vận chuyển trong nước mà thông qua được dự án đường cao tốc Bắc Nam thì cơ hội để đầu tư phát triển hệ thống vận chuyển thông suốt là rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua cơ hội đó thì lần này Quốc hội nên xem xét kỹ để tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư mới này nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo đột phá trong giao thông cho Việt Nam và cả khu vực.
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã nêu các ý kiến phản biện nhiều chiều. Điều này sẽ giúp đại biểu xem xét cân nhắc nên như thế nào. Sức đầu tư và nguồn tiền đổ dồn vào dự án này đương nhiên là rất lớn. Nhưng nếu như Quốc hội cho chủ trương, mạnh dạn quyết định đầu tư thì lúc đó không chỉ có riêng nguồn tiền trong nước mà sẽ thu hút được thêm cả các nguồn vốn bên ngoài tham gia. Câu chuyện này là đưa ra nguồn vốn mồi, tranh thủ nguồn lực nước ngoài đầu tư vào dự án và thậm chí cả các doanh nghiệp trong nước cũng tham gia.
Trên thực tế, những nguồn lực lớn cần đưa ra Quốc hội quyết thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn ngân sách và phải cân nhắc về vấn đề nợ công. Tuy nhiên, theo tôi, nếu như thật sự có chủ trương tốt thì sẽ có cơ hội huy động các nguồn lực trong nội bộ nhân dân, doanh nghiệp trong nước và cả quốc tế. Do đó sẽ giảm bớt áp lực nợ công.
Đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam): Cần có cơ chế kiểm soát vốn
Đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ USD, khi ấy Quốc hội khóa XII bấm nút không thông qua bởi vì quá lớn, mà tính khả thi không cao và chỉ có 37,5% đại biểu Quốc hội đồng ý. Tôi tin là với việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được Đại biểu đồng ý, nhưng vẫn cần phải xem xét thêm một số vấn đề.
Vấn đề nợ công hiện nay cũng đang rất đáng lo ngại, do đó phải xem xét tính toán vốn đầu tư vào dự án. Tổng mức đầu tư của dự án này so với đường sắt cao tốc Bắc Nam trước đây là không lớn, nhưng dự án này chia thành nhiều giai đoạn mà Chính phủ mới báo cáo giai đoạn 1 là 8 tỷ USD, nhưng tôi băn khoăn là giai đoạn 2 sẽ thế nào, giai đoạn 3 hình thù ra sao. Trong báo cáo cũng chưa thấy cam kết của Chính phủ rằng sẽ giữ đúng hạn mức đầu tư bởi trong báo cáo đã tính cả chi phí phát sinh, dự phòng nhưng phải nói rõ là không tăng tổng mức đầu tư.
Đồng ý đây là báo cáo tiền khả thi, nhưng tôi nghĩ quy định về biểu mẫu tiền khả thi báo cáo những nội dung nào là việc của các nhà kỹ thuật, còn chúng tôi xem xét chủ trương thì cần chi tiết hơn.
Chúng tôi cũng chưa biết năm 2016 phân bổ cho dự án này bao nhiêu tiền. Việc phát hành trái phiếu chính phủ để lấy vốn đầu tư thế nào cũng phải cân nhắc.
Thứ nữa là việc dự báo lượng hành khách liệu có chính xác không, rồi việc cạnh tranh với các sân bay khác trong khu vực sẽ thế nào khi mà các nước cũng có những lợi thế riêng của họ; chất lượng dịch vụ sân bay ra sao…
Một việc hết sức quan trọng là đời sống người dân vùng dự án. Chúng ta dự kiến thu hồi 5.000 ha đất, hơn 14.000 người trong vùng dự án. Tính toán thù hồi, đến bù, thì tôi nghĩ là ổn rồi, nhưng còn nơi ăn, chốn ở, sinh kế của những người này thế nào./.
Phối cảnh Dự án sân bay Long Thành. |
Cảng hàng không thuận lợi thì có điều kiện thu hút đầu tư khác chứ không riêng về cảng hàng không quốc tế. Tôi cho rằng, cảng hàng không quốc tế Long Thành có ý nghĩa rất quan trọng. Cần phải tính toán tính cần thiết và cấp thiết của dự án chứ không lo lắng, băn khoăn quá để rồi chậm triển khai sẽ lỡ nhịp và lỡ cơ hội đầu tư và thu hút đầu tư, kéo theo đó là những vấn đề khác ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế của đất nước.
Đại biểu Trương Văn Vở |
Không nên đặt quan điểm cục bộ của một địa phương mà phải nhìn trên quan điểm vùng phát triển kinh tế động lực mà Chính phủ đã xác định gồm Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đầu tư trung và dài hạn để bồi dưỡng nguồn thu. Có như thế mới thực hiện giải pháp đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ về đường sắt, đường bộ và hàng không.
Hệ thống hạ tầng đường bộ hiện nay đã đi vào trung tâm, đến vị trí được chọn làm dự án đã kết nối, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh, Long Thành, Dầu Giây sẽ thông tuyến vào cuối năm nay và sẽ thông tuyến Bến Lức, Long Thành… Toàn bộ tuyến kết nối cho dự án này đã gần như hoàn thành. Nếu chậm tiến độ mình sẽ lỡ nhịp và sẽ không bảo đảm tiến độ. Tất nhiên là có lợi ích của Đồng Nai nhưng phải nhìn trong tổng thể quy hoạch vùng mới có được cái nhìn tổng thể.
Giải pháp về tổ chức nguồn lực để thực hiện Chính phủ đã trình Quốc hội là phù hợp. Bởi lẽ vừa qua xung quanh vấn đề nợ công, Quốc hội đã giao Chính phủ cơ cấu lại nợ công để khắc phục tinh trạng vay để đảo nợ. Cơ cấu nợ công hiện nay là nguồn vay ngắn hạn từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 80%.
Kinh nghiệm Nhật Bản: nợ công 200% GPD nhưng vì yêu cầu đầu tư phát triển thì phải làm. Cái quan trọng là vay và khả năng trả nợ.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau): Nên xem xét kỹ để tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư
Tôi ủng hộ bước đi và cách giải quyết táo bạo này. Tôi rất tiếc khi quay lại câu chuyện trước đây. Trước đây nếu như thực sự để giải quyết vấn đề vận chuyển trong nước mà thông qua được dự án đường cao tốc Bắc Nam thì cơ hội để đầu tư phát triển hệ thống vận chuyển thông suốt là rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua cơ hội đó thì lần này Quốc hội nên xem xét kỹ để tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư mới này nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo đột phá trong giao thông cho Việt Nam và cả khu vực.
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã nêu các ý kiến phản biện nhiều chiều. Điều này sẽ giúp đại biểu xem xét cân nhắc nên như thế nào. Sức đầu tư và nguồn tiền đổ dồn vào dự án này đương nhiên là rất lớn. Nhưng nếu như Quốc hội cho chủ trương, mạnh dạn quyết định đầu tư thì lúc đó không chỉ có riêng nguồn tiền trong nước mà sẽ thu hút được thêm cả các nguồn vốn bên ngoài tham gia. Câu chuyện này là đưa ra nguồn vốn mồi, tranh thủ nguồn lực nước ngoài đầu tư vào dự án và thậm chí cả các doanh nghiệp trong nước cũng tham gia.
Trên thực tế, những nguồn lực lớn cần đưa ra Quốc hội quyết thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn ngân sách và phải cân nhắc về vấn đề nợ công. Tuy nhiên, theo tôi, nếu như thật sự có chủ trương tốt thì sẽ có cơ hội huy động các nguồn lực trong nội bộ nhân dân, doanh nghiệp trong nước và cả quốc tế. Do đó sẽ giảm bớt áp lực nợ công.
Đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam): Cần có cơ chế kiểm soát vốn
Đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ USD, khi ấy Quốc hội khóa XII bấm nút không thông qua bởi vì quá lớn, mà tính khả thi không cao và chỉ có 37,5% đại biểu Quốc hội đồng ý. Tôi tin là với việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được Đại biểu đồng ý, nhưng vẫn cần phải xem xét thêm một số vấn đề.
Đại biểu Ngô Văn Minh |
Đồng ý đây là báo cáo tiền khả thi, nhưng tôi nghĩ quy định về biểu mẫu tiền khả thi báo cáo những nội dung nào là việc của các nhà kỹ thuật, còn chúng tôi xem xét chủ trương thì cần chi tiết hơn.
Trong báo cáo giải trình bổ sung về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay Long Thành dự kiến được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 hình thành Càng hàng không quốc tế nhằm hỗ trợ việc quá tải cho Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm, kinh phí đầu tư dự tính là 7,837 tỷ USD (164.589 tỷ đồng). Giai đoạn 2 nâng công suất khai thác lên 50 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa một năm, kinh phí đầu tư 3,818 tỷ USD. Giai đoạn 3 nâng công suất khai thác lên 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa một năm, kinh phí đầu tư 7,061 tỷ USD. Tổng kinh phí đầu tư cho cả 3 giai đoạn của dự án vào khoảng 18,7 tỷ USD. Vốn ngân sách nhà nước chỉ sử dụng cho việc giải phóng mặt bằng, xây dựng đài chỉ huy, kết nối giao thông khu vực sân bay… |
Chúng tôi cũng chưa biết năm 2016 phân bổ cho dự án này bao nhiêu tiền. Việc phát hành trái phiếu chính phủ để lấy vốn đầu tư thế nào cũng phải cân nhắc.
Thứ nữa là việc dự báo lượng hành khách liệu có chính xác không, rồi việc cạnh tranh với các sân bay khác trong khu vực sẽ thế nào khi mà các nước cũng có những lợi thế riêng của họ; chất lượng dịch vụ sân bay ra sao…
Một việc hết sức quan trọng là đời sống người dân vùng dự án. Chúng ta dự kiến thu hồi 5.000 ha đất, hơn 14.000 người trong vùng dự án. Tính toán thù hồi, đến bù, thì tôi nghĩ là ổn rồi, nhưng còn nơi ăn, chốn ở, sinh kế của những người này thế nào./.
(VIETNAM+)