Sáng 28/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức rút đề xuất thay đổi hệ thống giáo dục phổ thông 9+3 (5 năm giáo dục tiểu học, 4 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông) như hiện nay sang hệ thống 10+2 (trong đó giáo dục tiểu học 5 năm, giáo dục trung học cơ sở 5 năm và trung học phổ thông 2 năm).
Sáng ngày 28/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức rút đề xuất thay đổi hệ thống giáo dục phổ thông 9+3 (5 năm giáo dục tiểu học, 4 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông) như hiện nay sang hệ thống 10+2 (trong đó giáo dục tiểu học 5 năm, giáo dục trung học cơ sở 5 năm và trung học phổ thông 2 năm).
Ý kiến này được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển trình bày khi phát biểu tại Hội thảo tham vấn các chuyên gia của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội về Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, được tổ chức tại Hà Nội.
Theo ông Hiển, qua phiên họp của Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo, Hội đồng phát triển giáo dục và nhân lực cũng như nhiều chuyên gia có ý kiến khác nên Bộ quyết định giữ nguyên hệ thống như hiện nay.
Sự thay đổi này của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến nhiều đại biểu không khỏi bất ngờ.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, qua việc đề ra một phương án, sau đó lại rút, cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải rút kinh nghiệm. “Trước khi đề ra một phương án phải có nghiên cứu cẩn thận, đánh giá tác động của nó. Thêm một năm học ở cấp này và bớt một năm học ở cấp kia là bao nhiêu chuyện phải giải quyết như biên chế thế nào, chức danh giáo viên ra sao, định mức lương, cơ sở vật chất có đủ chỗ học không, điều ai xuống dạy lớp 10 ở trung học cơ sở?...” ông Thuyết nói.
Đây cũng là chia sẻ của Giáo sư Phạm Vũ Nhật Tiến. “Bộ chưa bao giờ bàn sâu đến vấn đề hệ thống giáo dục nên là 9 + 3 hay 10+2, tự nhiên đưa ra dự kiến chuyển sang hệ thống 10+2 mà không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, không có nghiên cứu, không có cơ sở, rồi lại đột ngột xin rút,” ông Tiến nói.
Về vấn đề này, Giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng giáo dục phổ thông 9 năm là quá đủ. Học sinh học xong bậc trung học cơ sở là hoàn tất chương trình cơ bản, có thể theo học nghề, học thêm một năm cũng không giải quyết vấn đề gì mà còn kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như các trường trung học cơ sở sẽ không đủ cơ sở vật chất trong khi các trường trung học phổ thông lại thừa, phân bổ lại giáo viên…
Trước đó, ngày 20/8, tại phiên họp về các vấn đề giáo dục của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch hội đồng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất phương án đổi hệ thống giáo dục 9+3 hiện nay sang hệ thống 10+2./.
Hệ thống giáo dục sẽ giữ nguyên như hiện nay. (Ảnh: TTXVN) |
Theo ông Hiển, qua phiên họp của Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo, Hội đồng phát triển giáo dục và nhân lực cũng như nhiều chuyên gia có ý kiến khác nên Bộ quyết định giữ nguyên hệ thống như hiện nay.
Sự thay đổi này của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến nhiều đại biểu không khỏi bất ngờ.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, qua việc đề ra một phương án, sau đó lại rút, cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải rút kinh nghiệm. “Trước khi đề ra một phương án phải có nghiên cứu cẩn thận, đánh giá tác động của nó. Thêm một năm học ở cấp này và bớt một năm học ở cấp kia là bao nhiêu chuyện phải giải quyết như biên chế thế nào, chức danh giáo viên ra sao, định mức lương, cơ sở vật chất có đủ chỗ học không, điều ai xuống dạy lớp 10 ở trung học cơ sở?...” ông Thuyết nói.
Đây cũng là chia sẻ của Giáo sư Phạm Vũ Nhật Tiến. “Bộ chưa bao giờ bàn sâu đến vấn đề hệ thống giáo dục nên là 9 + 3 hay 10+2, tự nhiên đưa ra dự kiến chuyển sang hệ thống 10+2 mà không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, không có nghiên cứu, không có cơ sở, rồi lại đột ngột xin rút,” ông Tiến nói.
Về vấn đề này, Giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng giáo dục phổ thông 9 năm là quá đủ. Học sinh học xong bậc trung học cơ sở là hoàn tất chương trình cơ bản, có thể theo học nghề, học thêm một năm cũng không giải quyết vấn đề gì mà còn kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như các trường trung học cơ sở sẽ không đủ cơ sở vật chất trong khi các trường trung học phổ thông lại thừa, phân bổ lại giáo viên…
Trước đó, ngày 20/8, tại phiên họp về các vấn đề giáo dục của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch hội đồng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất phương án đổi hệ thống giáo dục 9+3 hiện nay sang hệ thống 10+2./.
(VIETNAM+)